Lịch sử bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của dân tộc có mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ tráng đinh của 2 làng An Vĩnh và An Hải trong cửa biển Sa Kỳ và sau này là 2 phường An Vĩnh và An Hải trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Chuyến tàu 561 ra Trường Sa đã mang theo lời ca, tiếng hát từ đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đây. Trong chiến tranh, tiếng hát át tiếng bom, còn giờ đây, đó là sợi chỉ hồng kết chặt người hậu phương với các cán bộ, chiến sĩ nơi tiền tiêu của Tổ quốc.
Thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền biển đảo do Tỉnh ủy ký kết với Đảng ủy Quân chủng Hải quân, nhiều doanh nghiệp ở Kon Tum đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tình hình biển, đảo nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân và người lao động.
Tối 22/12, tại nhà rông văn hóa Kon Klor, phường Thắng Lợi; thành phố Kon Tum và Quân chủng Hải quân tổ chức đêm giao lưu văn nghệ. Đây là hoạt động chào mừng Lễ ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển đảo giữa tỉnh Kon Tum với Quân chủng Hải quân.
Trường Sa - một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, là biểu tượng của ý chí kiên cường mở cõi và bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Đến với Trường Sa luôn là mong ước cháy bỏng của hàng triệu người con yêu nước. Vì thế, với bất kỳ ai đã được đến với Trường Sa, những câu chuyện của họ về Trường Sa luôn đong đầy cảm xúc và sẽ mãi mãi là những kỷ niệm không bao giờ quên…
Là tỉnh miền núi, không tiếp giáp với biển nhưng không vì thế mà Kon Tum xa biển đảo. Qua sách, báo, qua các bài giảng, qua các đợt nói chuyện chuyên đề, các hoạt động triển lãm, các buổi tuyên truyền… người dân Kon Tum không chỉ biết đến biển đảo; hướng về biển đảo; gần hơn với biển đảo mà còn thể hiện tình yêu với biển đảo bằng nhiều hành động thiết thực.
Sau những hải trình dài, Tàu 561 cập cảng đảo Trường Sa Lớn, nơi được mệnh danh là “Thủ đô” của huyện đảo Trường Sa, giống như một pháo đài sừng sững, kiên trung giữa Biển Đông.
“Hướng về biển đảo quê hương” là chuyên mục tuyên truyền về biển đảo được Báo Kon Tum xây dựng và duy trì thực hiện trong nhiều năm qua. Việc đẩy mạnh tuyên truyền trên Báo Kon Tum đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và tình yêu biển đảo cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh…
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và các Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá còn là nơi cung cấp xăng dầu, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế và khám chữa bệnh miễn phí cho ngư dân đang khai thác đánh bắt thủy sản xa bờ...
Giữa biển trời Trường Sa bao la, những người con ở đất liền đến thăm đảo với mong muốn duy nhất là đem hơi ấm của đất liền đến với những người lính đảo.
Bên Nhà giàn DK14, có một khuôn vườn nhỏ chừng 8m2 trồng rau. Để có khuôn đất nhỏ quý giá này, nhừng người ra thăm đảo đã vượt bao sóng gió trùng khơi để mang theo, mỗi lần 10kg đất, tiếp tế cho Nhà giàn.
“Không xa đâu Trường Sa ơi”… Câu hát đã đi vào lòng bao thế hệ người Việt Nam, lắng đọng niềm xúc động thiêng liêng về biển đảo thân yêu. Vinh dự được đến vùng đất và con người nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc trong những chuyến hành trình hướng về Trường Sa của đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum đã để lại tình cảm sâu đậm trong cuộc đời mỗi phóng viên vinh dự một lần ra thăm đảo.
Diễn ra từ ngày 7-11/10, Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND tỉnh Kon Tum tổ chức tại Trung tâm Văn hoá tỉnh đã thu hút hơn 4.200 lượt người đến xem, tìm hiểu.
Hầu hết các chiến sĩ ở huyện đảo Trường Sa tuổi đời còn rất trẻ, nhưng với các anh, biển đã là nhà, là quê hương, họ đều đoàn kết, chung một ý chí, niềm tin son sắt quyết tâm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Triển lãm cũng thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ đến cùng mỗi tấc đất, tấc biển của tổ tông, bất chấp những diễn biến phức tạp và khó khăn khôn lường, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý thành các bước thang xâm lấn vô độ của Trung Quốc.
Có lẽ chưa có cuộc triển lãm nào trên địa bàn tỉnh lại nhận được nhiều tình cảm, sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân như Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” đang được tổ chức trong những ngày đầu tháng 10 này.
Trong 3 ngày qua, Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức tại Trung tâm Văn hóa tỉnh đã thu hút hàng ngàn lượt cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, sinh viên, học sinh và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đến tham quan, nghiên cứu, học tập, tìm hiểu.
Các em chính là biểu hiện cho sức sống mãnh liệt của Trường Sa, là sự tiếp nối của các thế hệ người Việt trên quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc, hàng ngày các em được cắp sách đến trường, được thầy cô giảng dạy và nuôi ước mơ, hy vọng cho tương lai...
Việc tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo trong trường học là một trong những hoạt động có ý nghĩa lớn, qua đó khơi gợi lòng yêu nước của học sinh, giúp các em nhận thức đúng về vai trò của biển đảo, chủ quyền của Tổ quốc, trách nhiệm của công dân...
Như tin đã đưa, từ ngày 7-11/10, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Triển lãm đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tỉnh Kon Tum đến tham quan, tìm hiểu.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.