Chiều 6/10, tại Văn phòng UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Từ ngày 7-11/10, tại Trung tâm Văn hoá tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Tàu đưa gần 200 cán bộ đoàn công tác số 16 của các tỉnh Khánh Hòa, Kon Tum, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bạc Liêu và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đi thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 là Tàu Quân y 561, được đặt tên Khánh Hòa – 01.
Với lịch sử oai hùng, Côn Đảo được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Côn Đảo sẽ xây dựng trở thành đặc khu kinh tế phát triển theo hướng kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình du lịch biển đảo, sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa - lịch sử.
Đã hơn một năm trôi qua, sau hành trình cùng Đoàn công tác của tỉnh ra thăm quần đảo Trường Sa, ông A Xứ (59 tuổi, dân tộc Ba Na) - cán bộ Văn hóa xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) đến giờ vẫn nhớ như in hình ảnh người chiến sĩ nơi đầu sóng, ngọn gió không ngại gian khổ hy sinh, ngày đêm chắc tay súng canh giữ, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc...
Những ngày này, trên quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc đã rộn rã không khí Xuân. Một mùa Xuân nồng nàn hơi ấm đất liền với đủ đầy đào, mai, bánh chưng xanh, mâm ngũ quả tươi rói... Bộ đội và người dân cùng quây quần làm thịt heo, gói bánh chưng;các cháu thiếu nhi háo hức tập những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn”. Tết đã về trên quần đảo Trường Sa…
Ở đảo, họ được chăm lo đầy đủ về vật chất, có lớp học cho con trẻ, có bác sĩ khám chữa bệnh. Mỗi gia đình còn được chính quyền địa phương tạo điều kiện về việc làm để tăng thêm thu nhập...
Từ trên tàu nhìn vào, mỗi hòn đảo ở Trường Sa như một vùng quê hiền hòa, xanh mát giữa biển trời bao la. Và khi đặt chân lên đảo, chúng ta cảm thấy mình đang ở một làng quê thanh bình như mọi miền quê nơi đất liền Tổ quốc. Ở nơi ấy, quân dân chung sức dựng xây biển đảo quê hương giàu đẹp…
Ngày 19/4 trở thành ngày vui lớn không chỉ của thầy trò Trường Tiểu học đảo Sinh Tồn mà còn là của toàn quân và dân trên đảo bởi ngôi trường mới khang trang do Quỹ học bổng Vừ A Dính tặng đã được khánh thành, đưa vào sử dụng. Có trường mới, thầy và trò như được tiếp thêm sức mạnh, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp trồng người nơi đảo xa…
Đêm 19-9 tại Kon Tum, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền lưu động “Biên giới và biển đảo Việt Nam” với sự tham gia của 11 đơn vị và trên 150 tuyên truyền viên, diễn viên.
Giữa những ngày biển Đông “dậy sóng”, trên Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) tôi được nghe bài hát “Em gái Xê Đăng ở Trường Sa”. Hình ảnh cô gái đến từ đại ngàn Tây Nguyên lần đầu ra biển, hồn nhiên với những bước chân “thung thăng” nơi đảo nổi, đảo chìm khiến bất cứ ai cũng dâng trào cảm xúc về tình yêu biển, về “Mạch Trường Sơn nối với Trường Sa”. Và còn nhiều điều thú vị phía sau bài hát…
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, chị Phan Thị Thủy - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Kon Tum may mắn được đại diện cho lớp ĐVTN của tỉnh đến với Trường Sa trong chuyến hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, do Trung ương Đoàn TNCS HCM tổ chức. Chuyến đi đã để lại trong chị những ấn tượng sâu đậm về một Trường Sa thân yêu, vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió…
Tháng 5/2014, già A Khoa ở thôn Đăk Plang (xã Măng Bút, huyện Kon PLông) cùng 9 già làng tiêu biểu vinh dự được tham gia cùng Đoàn công tác của tỉnh ra thăm các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa.
Dẫu cuộc sống của người dân nơi đây còn chưa hết khó khăn, nhưng luôn giàu lòng nhiệt huyết, sẵn sàng đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.