Khi cuộc sống dần công nghiệp hóa, người ta lại muốn tìm về những vùng đất nguyên sinh, thiên nhiên trong lành, nơi có những con người chất phác, gần gũi. Tận dụng lợi thế đó, những người con trong làng DTTS vùng sâu, vùng xa trên địa bàn đã mạnh dạn, dám nghĩ dám làm để thúc đẩy du lịch cộng đồng và du lịch trải nghiệm, từ đó, góp phần giúp đồng bào DTTS thêm thu nhập và gìn giữ bản sắc, văn hóa truyền thống.
Áo dài là trang phục truyền thống, mang đậm nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt Nam. Khi xuất hiện tại Trường Sa, áo dài không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc, khẳng định bản sắc văn hóa Việt và chủ quyền biển, đảo của nước ta.
Ngày 5/3, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 12 đội thi mang đến hội diễn nhiều tiết mục ca, múa, nhạc được dàn dựng công phu, đa dạng các thể loại, mang đậm bản sắc văn hóa, ca ngợi quê hương, đất nước, truyền thống của địa phương.
Những ngày này, cánh rừng ở thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) đổ lá ào ạt, cây đâm chồi non, cây nở hoa tạo nên những khối màu tương phản đẹp tựa như tranh. Khung cảnh cánh rừng rộng lớn chuyển màu khiến du khách không khỏi ngạc nhiên trước cảnh kỳ ảo của thiên nhiên.
Giải đua thuyền độc mộc tổ chức trên sông Đăk Bla là hoạt động thể thao truyền thống diễn ra hàng năm của thành phố Kon Tum. Giải đấu là dịp để các cộng đồng DTTS trên địa bàn thành phố gặp gỡ, giao lưu, tranh tài thi đấu và chung tay quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương.
Ngày 1/3, tại nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum), Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum tổ chức Liên hoan cồng chiêng, múa xoang, thi trang phục thổ cẩm dành cho học sinh DTTS lần thứ VII năm 2025. Liên hoan để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem.
Sau nhiều năm sử dụng, nhà rông truyền thống của người Xơ Đăng tại thôn Măng Rương, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) bị xuống cấp, hư hỏng phần khung và phần mái. Để gìn giữ nhà rông truyền thống, nhân dân trong làng đã cùng nhau chung tay sửa chữa.
Cộng đồng dân tộc Gié-Triêng, sinh sống chủ yếu ở 2 huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi, hiện còn gìn giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có dệt thổ cẩm. Thổ cẩm của người Gié - Triêng mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Có thể với nhiều người có điều kiện, việc xây dựng một ngôi nhà kiên cố là điều không khó, nhưng với những hộ nghèo, đó là cả một giấc mơ dài. Và nhờ những tấm lòng rộng mở, tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên tiếp sức, giấc mơ có ngôi nhà kiên cố của các hộ nghèo ở huyện Đăk Hà đang trở thành hiện thực và giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
Hàng trăm căn nhà được địa phương hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa, nhờ đó, các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện vùng sâu Tu Mơ Rông được ở trong nhà mới khang trang, yên tâm, cùng người thân tận hưởng những giây phút hạnh phúc, an lành trong ngôi nhà mơ ước.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, không khí sản xuất tại một số đơn vị đã diễn ra sôi động. Công nhân, viên chức, người lao động phấn khởi thi đua lao động sáng tạo với khí thế mới; nông dân hăng hái làm việc với quyết tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong năm mới.
Diễn ra từ ngày 4-7/2, tại Bảo tàng - Thư viện tỉnh (thành phố Kon Tum), hoạt động trình diễn, trải nghiệm Di sản văn hóa truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025, với các tiết mục trình diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc, đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng người dân đến xem.
Thông qua chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2024 – Xuân tình nguyện 2025”, “Ngày hội bánh chưng xanh” diễn ra trên địa bàn nhiều thôn, làng đồng bào DTTS, tuổi trẻ lực lượng trong và ngoài Công an nhân dân thành phố Kon Tum đã khơi dậy tiềm năng, tiếng nói của người dân, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia bảo vệ an ninh, trật tự địa phương, an toàn xã hội đón chào năm mới 2025.
Thác Đăk Chờ (làng Gia Tun, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi) là một thác nước đẹp và ấn tượng. Thác cao hơn 120m, rộng khoảng 40m, tọa lạc ở độ cao 1.300m so với mực nước biển, lưng chừng dãy núi Ngọc D’ni. Thời điểm phù hợp để khám phá thác Đăk Chờ khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, vì thời tiết khô ráo, đường sá dễ đi hơn, nước ở các con suối xuống thấp đáng kể, có thể đi qua lại bình thường.
Mùa Xuân năm nay, bà con dân làng tái định cư Tu Thó đón xuân trong không khí tràn ngập niềm vui và tự hào, bởi Tu Thó là làng tái định cư đầu tiên của tỉnh ta được công nhận là làng du lịch cộng đồng. Thành quả đó, ngoài sự đầu tư của nhà nước là cả sự nỗ lực, quyết tâm của bà con Xơ Đăng nơi đây. Đó cũng là động lực cho Tu Thó tiếp tục vươn lên.
Mấy ngày nay, thành phố Kon Tum đã “khoác lên mình tấm áo mới” với đủ màu sắc sặc sỡ. Đất trời đã vào Xuân và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã đến thật gần.
Với gần 500 gian hàng kinh doanh các sản phẩm Tết, Hội chợ hoa xuân Ất Tỵ 2025 tổ chức tại phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) tạo không khí Xuân rộn ràng, phấn khởi, thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm.
Còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng chục công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và đô thị Kon Tum tất bật ngày đêm trang trí mô hình, tiểu cảnh, linh vật rắn… tại Quảng trường 16/3 và các vòng xoay trên địa bàn thành phố Kon Tum nhằm phục vụ người dân và du khách tham quan.
Từ chỗ còn nhiều khó khăn, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đang từng ngày đổi mới, đời sống ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng sức, đồng lòng và quyết tâm của đồng bào các DTTS trong tỉnh.
Thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Kon Tum tích cực triển khai việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò, thế mạnh của thanh niên trong thực hiện chuyển đổi số. Qua nhiều nội dung triển khai đã góp phần tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất làm việc và đạt được nhiều hiệu quả trong công tác đoàn và phong trào thanh niên.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.