• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Ghi chép - Phóng sự

“Ngược lối” với mô hình nuôi cheo cheo

27/03/2025 12:55

Không chọn chăn nuôi gia súc, gia cầm, gần 1 năm nay, chị Lê Thị Lan - hội viên Hội Nông dân Phường Ngô Mây (thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) chọn cách nuôi cheo cheo để bán giống và thương phẩm. Mày mò học hỏi, kiên nhẫn áp dụng kỹ thuật phù hợp, chị Lan đã “chinh phục” được loài động vật hoang dã với đặc điểm sinh học khác biệt. Đến nay, chị nuôi thành công và bước đầu cung cấp con giống cheo cheo cho người nuôi.

Thấy người lạ, những con cheo cheo hoảng sợ, chạy loạn xạ rồi nhanh chóng ẩn nấp trong “ngôi nhà nhỏ” hình tam giác. Trước nỗi hoảng sợ tột độ ấy, chị Lê Thị Lan bước vào chuồng, cho thức ăn, trấn an tinh thần của bọn chúng. Nhanh chóng ôm một con cheo cheo vào lòng, vuốt ve phía dưới bụng, chị Lan bình tĩnh nói chuyện với cheo cheo như với một người bạn thân: “Gần đẻ rồi đây này! Chạy nhảy vừa vừa thôi nhé!”.

Khi tìm hiểu về con cheo cheo, chị Lan biết rằng mình đang đi “ngược lối” vì ở tỉnh ta chưa có ai nuôi con vật này. Tuy nhiên, để gia cố thêm niềm tin của bản thân khi lựa chọn không được nhiều người ủng hộ, chị không bắt tay vào làm liền mà dành thời gian 5-6 năm để tìm hiểu kỹ thuật nuôi.

Chị Lan đầu tư 20 chuồng nuôi cheo cheo. Ảnh: H.T

 

Từ sách báo, mạng xã hội, internet, chị Lan mày mò, tìm kiếm, nắm bắt thông tin về cheo cheo. Và trau dồi thêm kiến thức từ thực tế, chị liên hệ, tự đầu tư đi đến các trại giống ở Lâm Đồng, Đăk Lăk, Trà Vinh, Đồng Nai để học tập kinh nghiệm. “Mỗi chuyến đi cũng tốn kém lắm! Mình phải làm rất nhiều việc: kinh doanh online, làm đại lý bia, môi giới nhà đất để có kinh phí “đắp” vào”- chị Lan kể lại hành trình học tập.

Mỗi nơi đến, chị đều chú tâm học về đặc tính sinh học của cheo cheo, cách chăm sóc, nguồn dinh dưỡng. Thời gian trôi qua, khi đủ tự tin với vốn kiến thức, kinh nghiệm đúc kết được, chị bắt đầu xin giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Khi được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp giấy chứng nhận mã số cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, chị bắt đầu mua giống về nuôi.

Khoảng tháng 6/2024, chị Lan xây dựng trại chăn nuôi Tâm Lan với 20 chuồng nuôi cheo cheo. Trại được chia thành 3 khu: khu ghép bố mẹ; khu tách con nuôi bộ và khu cheo cheo thương phẩm. Mỗi chuồng cheo cheo có diện tích khoảng 6,25m2. Trong mỗi chuồng, chị Lan tiếp tục dùng 2 viên gạch men, xây theo hình tam giác để làm nhà ở cho cheo cheo. Và tường trong chuồng đều được áp bằng thảm cỏ nhân tạo để cheo cheo đỡ va chạm, tránh gây tổn thương.

Khi chuồng trại được rào cẩn thận, xanh bóng cây, được lắp camera an ninh, chị bắt đầu mua 7 cá thể cheo cheo từ Trà Vinh về nuôi (3 đực, 4 cái với giá 12 triệu đồng/cặp).

Cheo cheo được chia ra nuôi tại từng khu chuồng riêng biệt, đảm bảo sự phát triển, sinh sản. Ảnh: H.T

 

Theo lời chị, kiến thức đã có sẵn trong đầu nhưng khi bắt tay vào nuôi, mọi thứ không hề đơn giản. “Khác môi trường, khí hậu nên cheo cheo “đổ bệnh”. Con thì đục mắt, con tiêu chảy, con thì phù chân. Lúc đầu mình lo sốt vó, song mình bình tĩnh tìm cách điều trị dần dần. Mình tự mua thuốc tại cơ sở thú y về cho uống, vừa dày công chăm sóc. Mình dọn chuồng trại sạch sẽ, rải thêm một rơm lên mái tôn để giữ ấm vào mùa lạnh. Mùa hè, mình tưới nước lên lớp rơm để tạo không khí mát mẻ. Cứ thế, dần dần mình kiểm soát được nguyên nhân gây bệnh, giúp cheo cheo hồi phục, khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt”- chị Lan chia sẻ.

Dày công tìm hiểu, ứng dụng, chị Lan tìm ra hướng chăm sóc tốt nhất cho cheo cheo. Hàng ngày, cùng với việc dọn chuồng trại sạch sẽ, chị kiểm tra sức khỏe và cho cheo cheo ăn cám, bắp hạt, trái cây, rau các loại. Theo lời chị, tận dụng các loại rau sẵn có, mỗi ngày một con cheo cheo chỉ tốn chừng 2.000 đồng tiền thức ăn nên chi phí chăn nuôi không đáng kể. Cùng với đó, khi hiểu được đặc tính sinh trưởng của cheo cheo, việc chăn nuôi không quá khó khăn.

Mỗi ngày chị Lan đều dành thời gian chăm sóc, kiểm tra chuồng trại, bảo đảm sự an toàn cho cheo cheo. Ảnh: H.T

 

Chuồng trại được làm bài bản, các khâu chăm sóc cũng được chú trọng nên đàn cheo cheo của chị phát triển nhanh, ổn định. Từ 7 cá thể ban đầu, sau khoảng 8 tháng nuôi, đàn cheo cheo đã sinh sản được thêm 17 con, nâng tổng đàn lên 24 con. Vừa qua, chị Lan xuất bán 4 cá thể cho một trại chăn nuôi tại tỉnh Hà Tĩnh với mức giá 10 triệu đồng/cặp.

Từ kinh nghiệm của mình, chị Lan cho biết, tùy theo sự phát triển của từng cá thể mà cheo cheo có thời gian sinh sản khác nhau. Thông thường, cá thể từ 1,3-1,8kg đã có thể sinh sản. 1 năm, cheo cheo sẽ sinh sản 3 lứa, mỗi lứa chỉ được 1 con. Và chu kỳ mang thai của cá thể mẹ từ 100-110 ngày/lứa.  “Cũng vì việc sinh sản ít nên khả năng nhân giống của cheo cheo khó hơn những động vật khác. Đó cũng là lý do mình chọn nuôi cheo cheo, vì mình không sợ bị bão hòa giá”- chị Lan nói về lý do bắt đầu.

Phía trước mỗi chuồng cheo cheo đều có biển ghi thời gian ghép. Chị Lan nói rằng, việc ghi lại thời gian ghép sẽ giúp người nuôi nắm bắt chuẩn thời gian sinh sản của cheo cheo. Đó cũng là cách để dự đoán thời gian ngày sinh chuẩn hơn, kịp thời chăm sóc cheo cheo mới sinh.

Vừa là người chăn nuôi, vừa là người bạn và cũng là “bác sĩ” của cheo cheo, một tay chị Lan tiêm thuốc, tiêm vắc xin cho cheo cheo. Thông thường, khi cheo cheo con sinh được 2 ngày, chị Lan liền tách mẹ, nuôi bằng sữa non (loại dành cho chó, mèo). Thời điểm đó, chị vừa tiêm thuốc phục hồi sau sinh cho cá thể mẹ và tiếp tục thả vào ghép với cá thể đực. Đồng thời, chị tiêm các loại vắc xin phòng 3 bệnh, phòng 7 bệnh cho cheo cheo mới sinh.

Hiện nay, vì đang tiếp tục nhân giống, phát triển đàn nên nhiều người hỏi mua giống nhưng chị chưa đáp ứng được yêu cầu con giống cho khách hàng. Chị cho biết, việc xây dựng chuồng trại với quy mô chăn nuôi lên đến 100 cặp bố mẹ, nhưng hiện nay chị mới nuôi được 10 cặp. Trong thời gian đến, nếu được tiếp cận các nguồn vốn, chị sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình.

Với định hướng nuôi cheo cheo bán giống và thương phẩm, chị Lan sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu cheo cheo thương phẩm với mức giá từ 1,2-1,5 triệu đồng/kg. “Nuôi cheo cheo không phổ biến nên ban đầu chăn nuôi cũng bỡ ngỡ. Dần dà, mình đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn. Bây giờ, sau quá trình chăn nuôi, mình tự tin tư vấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc cheo cheo cho ai muốn nuôi”- Chị Lan cho biết.

Chọn sự khác biệt, chị Lan đang từng bước chinh phục những thách thức, khó khăn để phát triển kinh tế bền vững theo cách riêng của mình.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ
  • Du khách đổ về Măng Đen dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
  • Chùm ảnh: Thành phố Kon Tum rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp nao lòng của dòng sông Đăk Bla chảy ngược
  • Chùm ảnh: Nhà rông truyền thống ở huyện Sa Thầy
  • Bản hòa tấu của tre nứa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • [INFOGRAPHIC] Cả nước có hơn 26.000 hội viên Hội Nhà báo
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by