Vào mỗi buổi sáng, tôi và mọi người đều dậy sớm để tập thể dục và đón bình minh. Bình minh ở Trường Sa thật đẹp với ánh trời rực vàng cả vùng biển rộng lớn, phía xa là bóng của những con tàu trực chiến và những ngôi nhà trên các đảo giữa biển khơi trùng điệp. Khoảnh khắc ấy thật đẹp. Khi ấy, chúng tôi ai cũng tranh thủ lấy chiếc máy ảnh của mình để ghi lại khoảnh khắc đặc biệt này.
Nhận thức được nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng hết sức vẻ vang nơi “đầu sóng, ngọn gió”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Sinh Tồn luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ biển đảo và làm tốt công tác cứu hộ cứu nạn, trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân.
Ở quần đảo Trường Sa, ngoài Trạm ra đa 44 trên đảo Phan Vinh, còn có nhiều trạm ra đa khác của quân đội ta trên các đảo thuộc chủ quyền. Cán bộ, chiến sĩ tại các Trạm ra đa ngày đêm thực hiện nhiệm vụ quan sát, canh giữ chủ quyền vùng trời của Tổ quốc ở quần đảo Trường Sa.
Ở quần đảo Trường Sa, mặc dù điều kiện, trang thiết bị còn thiếu thốn nhưng các y, bác sĩ nơi đây vẫn luôn nỗ lực không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giúp cán bộ, chiến sĩ ở các đảo và ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ở nơi đầu sóng Trường Sa, cuộc sống tuy vất vả nhưng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo luôn lạc quan và kiên cường, không ngại khó khăn gian khổ, ngày đêm bám biển, bám đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc.
Với điều kiện còn nhiều khó khăn của một tỉnh biên giới và sự tác động, ảnh hưởng nhất định của dịch Covid-19 nhưng Cuộc thi “Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam năm 2020” đã được các cấp ủy, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai tương đối tốt. Các thí sinh tham gia với trách nhiệm cao và với tình yêu dành cho biển, đảo quê hương.
Trong hải trình ra Quần đảo Trường Sa trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tại vùng biển Gạc Ma, Đoàn công tác gồm cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) cùng các phóng viên đi trên tàu Khánh Hòa 01 đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên Quần đảo Trường Sa. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, nhiều thành viên trong Đoàn công tác đã không kìm nén được nước mắt.
Trường Tiểu học Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Ngôi trường chỉ có hơn chục học sinh cùng 2 thầy giáo trẻ. Ngôi trường cũng rất đặc biệt bởi được tổ chức theo kiểu “5 trong 1” với các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều học chung trong một lớp.
Sau 45 năm đất nước thống nhất, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chung tay của nhân dân trên mọi miền Tổ quốc, diện mạo huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã có nhiều thay đổi rõ rệt, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ; đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở các đảo ngày càng được nâng lên.
Cuộc đời mỗi con người luôn gắn liền với những chuyến đi. Trong đó, có những chuyến đi sẽ đọng lại trong ta những kỷ niệm không bao giờ quên. Với tôi, chuyến thăm Trường Sa cách đây 2 năm là một chuyến đi như thế.
Ngày nay, tại các đảo chìm thuộc Quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), bên cạnh những ngôi nhà kiên cố được Quân đội đầu tư xây dựng, còn có những ngôi nhà văn hóa đa năng được các ban ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước đóng góp xây dựng nhằm phục vụ sinh hoạt văn hóa của cán bộ, chiến sĩ Hải quân.
Những cánh thư từ mọi miền đất nước gửi ra Trường Sa chính là nguồn an ủi, động viên to lớn với cán bộ, chiến sĩ nơi đây. Bởi, chính những “cánh thư vượt sóng” đó mang đầy “tình thương, hơi ấm đất liền”, nhắc nhở rằng Tổ quốc và nhân dân luôn là điểm tựa vững chắc của những người lính nơi tuyến đầu canh giữ biển đảo.
Trong chuyến công tác đến Quần đảo Trường Sa trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, chúng tôi được chứng kiến cán bộ, chiến sĩ trên Tàu bệnh viện HQ-561 thực hiện nhiệm vụ câu cá vào ban đêm để góp phần cải thiện bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Với 2 dụng cụ chính là cuộn cước và đôi găng tay, các anh đứng 2 bên mạn phía đuôi tàu, thả và kéo cước, câu cá liên tục suốt cả đêm.
Ngày 8/1, tại Quân cảng Cam Ranh (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức gặp mặt các phóng viên hoàn thành nhiệm vụ tham gia Đoàn công tác thay thu quân, chúc Tết quân và dân trên Quần đảo Trường Sa (đợt 2 năm 2019).
Chiều 21/12, tại Quân cảng Cam Ranh (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức Lễ tiễn Đoàn công tác thay, thu quân và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên Quần đảo Trường Sa.
Từ khi còn nhỏ, anh Lê Huy Vũ (52 tuổi, trú tại phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) thường xuyên xuống làng Kon H’ra Chót, ngôi làng nằm bên dòng sông Đăk Bla, cách nhà khoảng vài trăm mét để vui chơi cùng bạn học cùng lớp là người Ba Na. Hơn 50 năm gắn bó với làng Kon H’ra Chót, anh Vũ như người con của làng. Anh am hiểu văn hóa và nói tiếng Ba Na rất giỏi. Anh cũng là thành viên quan trọng trong đội cồng chiêng của làng.