Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định “tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS, các di tích lịch sử cách mạng”, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.
Ở các thôn, làng đồng bào DTTS, các nghệ nhân – những “báu vật nhân văn sống” có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi người mỗi lĩnh vực, mỗi dân tộc, mỗi địa phương khác nhau nhưng đều chung niềm đam mê, nhiệt huyết, trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn, truyền dạy, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.
Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, lập và trình hồ sơ, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Sáng 28/11, tại Khách sạn An Thái (thành phố Kon Tum), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch tại điểm trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022.
Với chủ đề “Bạc Liêu - Hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển”, tối 27/11, tại Quảng trường Hùng Vương (TP Bạc Liêu), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Huyện Ia H’Drai có 34 DTTS cùng sinh sống, chiếm hơn 60% dân số của huyện, tạo nên sự đa dạng, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế, thời gian qua, huyện Ia H’Drai đã triển khai nhiều biện pháp, cách làm nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
Thông tin làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) đáp ứng đủ 3/3 tiêu chí của làng du lịch cộng đồng và đang tiến hành các thủ tục đề nghị UBND tỉnh công nhận điểm du lịch là tin vui không chỉ với người dân làng Kon Jơ Dri mà cả với những ai trên địa bàn tỉnh quan tâm đến phát triển du lịch cộng đồng, đến giữ gìn bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc, đến nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.
Thời gian qua, ngành Văn hóa và chính quyền các địa phương triển khai nhiều biện pháp như phục dựng các lễ hội, nghi lễ truyền thống; truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho thế hệ trẻ, tổ chức các hội thi, liên hoan về cồng chiêng, ngày hội văn hóa các DTTS nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Với chủ đề “Âm vang đại ngàn”, Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022 diễn ra từ 16-18/11 đã khép lại và thành công tốt đẹp. Được dàn dựng hoành tráng và tập luyện công phu, các tiết mục tham gia Hội thi như một “Bản hòa ca giữa đại ngàn” để lại ấn tượng và thỏa lòng mong đợi của người xem và du khách.
Tối 18/11, Trường THCS và THPT Liên Việt Kon Tum tổ chức Hội diễn văn nghệ với chủ đề “Nhớ ơn thầy cô” chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022).
Thấu hiểu và trân trọng những giá trị tinh hoa của dân tộc, nhiều bạn trẻ dân tộc Ba Na ở thành phố Kon Tum đã tiếp nối và nâng tầm thổ cẩm thành những bộ trang phục mang dáng dấp hiện đại nhưng vẫn đậm nét truyền thống.
Hội thi cồng chiêng, múa xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất năm 2022 đã chính thức khai mạc vào tối 16/11 với chủ đề “Âm vang đại ngàn”. Những tiếng cồng tiếng chiêng được các nghệ nhân biểu diễn ngân vang ngay từ lúc khai mạc đến các phần thi hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Không khí tưng bừng, sôi nổi, đa sắc màu văn hóa của các tiết mục, mang đến cho người xem những “hương vị” đắm say lòng người hòa vào tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang.
Ngày 15/11, tại Trung tâm Văn hóa thể thao thanh thiếu nhi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Hội thi các môn thể thao truyền thống tỉnh Kon Tum năm 2022.
Ngày 12/11, tại Trường PTDTNT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thi Cồng chiêng - Xoang học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022).
Thời gian qua, UBND huyện Kon Plông quan tâm chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách dân tộc; thường xuyên vận động các nghệ nhân và người dân trên địa bàn tham gia gìn giữ, phát triển nghề truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ gắn với việc phát triển du lịch cộng đồng. Qua đó, bảo tồn bản sắc văn hóa và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Say mê vẻ đẹp của đá, suốt 20 năm qua, anh Nguyễn Tùng (42 tuổi, ở số nhà 512 đường Hùng Vương, thành phố Kon Tum) rong ruổi khắp các bờ sông, suối lớn, nhỏ để tìm kiếm lưu giữ và chế tác tạo lên những tác phẩm nghệ thuật từ đá tự nhiên. Giờ đây anh Tùng đã là chủ nhân của hàng ngàn mẫu đá đặc sắc. Với anh, mỗi mẫu đá đều mang một ý nghĩa, câu chuyện riêng.
Với đồng bào DTTS ở Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung, thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống của họ từ bao đời. Vốn là nghề truyền thống, nên rất nhiều người già, trung niên, bé gái biết dệt, biết thêu. Họ đã không ngừng lao động bền bỉ, tinh tế, tỉ mẩn và sáng tạo để dệt ra những tấm thổ cẩm với hoa văn, họa tiết đa dạng, sống động, đậm đà bản sắc.
Huyện Đăk Glei có tỷ lệ học sinh đồng bào DTTS chiếm gần 90%. Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong trường học nhằm góp phần giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS trên địa bàn.
Làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) là một trong những làng còn lưu giữ những nét đặc trưng về kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống của người Ba Na cùng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hữu tình. Tiềm năng, lợi thế ấy đang được người dân nơi đây “đánh thức” bằng việc xây dựng làng Kon Jơ Dri trở thành điểm du lịch cộng đồng.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.