Chiều 24/3, sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, Hội thao Kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao Việt Nam (27/3/1946 – 27/3/2023) của tỉnh đã chính thức bế mạc.
Sáng 22/3, tại Nhà thi đấu Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội thao kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống ngành Thể dục- Thể thao (TDTT) Việt Nam (27/3/1946-27/3/2023).
Xác định việc đầu tư phát triển văn hóa, con người sẽ là “đòn bẩy” quan trọng giúp địa phương phát triển toàn diện trên các lĩnh vực khác, những năm qua, thành phố Kon Tum tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển văn hóa và xây dựng, phát triển con người về mọi mặt.
Những năm gần đây, hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa của tỉnh ta từng bước đi vào chiều sâu, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, xây dựng nền văn hóa tỉnh nhà tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Vietcombank (1/4/1963-1/4/2023), sáng 11/3, Vietcombank Kon Tum phối hợp cùng Vietcombank Gia Lai và Vietcombank Bắc Gia Lai tổ chức Giải chạy bộ phong trào với thông điệp “Vạn trái tim - Một niềm tin”.
Già A Brum (73 tuổi, thôn Dục Nhầy 3, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) không chỉ nổi tiếng với nghề rèn thủ công mà còn giỏi diễn tấu, chế tác nhạc cụ và đan lát.
Ngày 2/3, tại thành phố Kon Tum, Sở Thông tin và Truyền thông (TT &TT) tỉnh Kon Tum (Cụm trưởng cụm thi đua số 6, Bộ TT&TT) tổ chức Hội thao Sở TT&TT 10 tỉnh khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung năm 2023.
Liên tục trong thời gian gần đây, các hoạt động hỗ trợ, tôn vinh thổ cẩm được các đơn vị, địa phương liên tục tổ chức. Điều này không chỉ góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa của các đồng bào DTTS trong tỉnh mà còn mang lại sức sống mới, góp phần đưa thổ cẩm vươn xa.
Theo Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 1/3 của UBND huyện Kon Plông, Cuộc thi “Ảnh đẹp Thiên đường Tây Nguyên - Măng Đen” được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian qua, tỉnh ta đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi văn hóa của các DTTS nhằm tạo môi trường, không gian cho các loại hình nghệ thuật truyền thống có cơ hội được lưu truyền, phát huy.
Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng-xoang, chế tác và biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) huyện Kon Plông còn được biết đến với nghề thủ công đan lát mây tre lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Tôi viết những dòng này tặng những mẹ, những chị người Ba Na đang âm thầm mà quyết liệt giữ nghề dệt thổ cẩm. Nghĩ cũng lạ, những phận người có phần nhỏ nhoi, thầm lặng ấy lại có vai trò quyết định trong việc gìn giữ một nghề truyền thống trước nguy cơ mai một.
Vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy, đến nay tỉnh ta có 1 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” và 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Sử thi Ba Na, Lễ hội “Ét đông” của nhóm Giơ Lâng (Ba Na) và Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na. Đây là những kết quả đáng mừng, động lực để tỉnh nhà tiếp tục trên con đường bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Theo Quyết định số 02/QĐ-UBND, ngày 6/1/2023 của UBND tỉnh, làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) chính thức được công nhận là Làng du lịch cộng đồng. Điều này như thêm “luồng gió mới” để xã tiếp tục khai thác và phát huy hiệu quả ngành “kinh tế xanh”, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân, đưa kinh tế- xã hội của địa phương phát triển.
Ngày 12/2, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Báo Giao thông tổ chức Giải THACO Marathon “Vì An toàn giao thông Sa Thầy 2023”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của năm An toàn giao thông quốc gia 2023 và chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913-9/2/2023).
Không chỉ lưu giữ, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa-xã hội của mảnh đất và con người Bắc Tây Nguyên với hệ thống tư liệu, hiện vật đa dạng, phong phú, Bảo tàng Kon Tum còn là “địa chỉ” lý tưởng đưa mọi người đến gần nhau hơn bằng sự trải nghiệm, khám phá nét đẹp truyền thống đầy ý nghĩa, nhất là vào mỗi độ Tết đến, Xuân về.
Sáng 9/2, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức “Liên hoan ẩm thực đồng bào dân tộc Xơ Đăng”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác gắn với du lịch lần thứ 2 năm 2023.
Tối 8/2, tại Quảng trường 16/3, UBND thành phố Kon Tum phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh và Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu; Hội hoa đăng rồng lửa và Chương trình ca nhạc đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum và thành phố Kon Tum được công nhận là đô thị loại II.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.