Thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh ta chú trọng phát triển các ngành nghề nông thôn. Qua đó, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, huyện Tu Mơ Rông đặc biệt quan tâm đến đầu tư hạ tầng giao thông để vừa tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển vừa góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội trên địa bàn phát triển và nâng cao đời sống người dân.
Ngày 7/1, tại xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, Thành đoàn Kon Tum tổ chức chương trình Phiên chợ 0 đồng nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho bà con nhân dân và các em học sinh hoàn cảnh khó khăn.
Từ nhiều năm nay, việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân tại các xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi) gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do địa hình chia cắt bởi sông Pô Kô và hệ thống đường giao thông chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Vì vậy, người dân mong muốn Nhà nước sớm đầu tư xây dựng đường liên xã để kết nối, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.
Những năm gần đây, huyện Đăk Tô rất quan tâm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý, hầu hết sản phẩm của địa phương được công nhận OCOP đã khẳng định được chất lượng, nâng cao giá trị thương hiệu và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Bằng sự nỗ lực của các cấp chính quyền, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã phát triển vượt bậc, đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao giá trị, thương hiệu cho trái cây của địa phương.
Xác định thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025 có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, thời gian qua, huyện Đăk Tô đã tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các nội dung cho cả giai đoạn và theo từng năm. Với sự hỗ trợ kịp thời, thiết thực từ các dự án, mô hình đã tạo động lực thúc đẩy nhiều hộ gia đình nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo.
Phát triển công nghiệp nông thôn vừa có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp, vừa tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Trong 10 năm qua, từ sự hỗ trợ của các chương trình khuyến công đã giúp nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đưa công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.
Triển khai hóa đơn điện tử có mã khởi tạo từ máy tính tiền; tăng cường quản lý hóa đơn, phòng chống hoạt động buôn bán hóa đơn trên không gian mạng tại địa bàn tỉnh là yêu cầu của UBND tỉnh tại văn bản số 39/UBND-KTTH ngày 4/1.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2023, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh vẫn đạt được những kết quả tích cực. Đây là động lực để tỉnh ta tiếp tục duy trì “phong độ” xuất khẩu, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Chiều 4/1, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND và Phòng TN&MT các huyện, thành phố.
Vào những ngày này, những người trồng hoa ở phường Nguyễn Trãi (thành phố Kon Tum) tất bật xuống vườn, dành nhiều thời gian chăm sóc vườn hoa để bảo đảm cây hoa phát triển tốt và nở đúng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Chiều 3/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Đồng chí Phạm Minh Chính- Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Thời điểm này, người trồng rau trên địa bàn huyện Sa Thầy đang chạy đua với thời gian, tất bật chăm sóc các loại rau củ quả chuẩn bị phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Người trồng rau cũng kỳ vọng sẽ có một vụ mùa bội thu và được giá.
Là một trong những mục tiêu đến năm 2025 được UBND tỉnh đề ra tại Đề án Khôi phục và phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Plông gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành kèm theo Quyết định số 790/QĐ-UBND ngày 28/12/2023.
Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 2/1 của Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chính quyền các huyện, thành phố tăng cường quản lý dịch hại trên cây trồng, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Trong loạt con số thống kê cho thấy những kết quả nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đạt được trong năm 2023, tôi khá ấn tượng với tỷ lệ giảm nghèo 4,19%.
Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, trong những năm qua, tỉnh ta có nhiều chủ trương, chính sách thu hút đầu tư và hình thành các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Các KKT, KCN, CCN được hình thành và đi vào hoạt động, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so với một số tỉnh thành, các KKT, KCN, CCN ở tỉnh ta chưa khai thác hết tiềm năng, chưa trở thành động lực mạnh mẽ của sự phát triển và đang cần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.