Theo kế hoạch, năm 2024, toàn tỉnh sẽ có hơn 206.000ha cây trồng các loại, tăng trên 11.400ha so với năm 2023. Để góp phần thực hiện chỉ tiêu trên, việc kiểm soát chặt chẽ nguồn giống, đảm bảo cung ứng các loại giống tốt, chất lượng là một “mắt xích” rất quan trọng.
Ngay những ngày đầu năm mới, một tin vui đã đến với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum: Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt. Đường lớn đã mở trong ngày xuân tươi đẹp.
Những ngôi nhà mọc san sát, những chuyến xe tấp nập chở hàng hóa bon bon trên những con đường mới mang mùa Xuân về trên các thôn làng với bao niềm tin và hy vọng. Những con đường không chỉ tăng cường sự kết nối, rút ngắn giữa các vùng miền mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Đăk Hà đã đề ra những giải pháp, nhằm tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp; định hướng cụ thể trong phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, qua đó giúp nhiều nông dân trên địa bàn mạnh dạn đột phá xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ những hạt lúa, cà phê được gieo trồng trên chính mảnh đất màu mỡ Đăk Hà.
Kinh tế số đang được xem là một trong những động lực quan trọng hiện thực hóa khát vọng phát triển tỉnh Kon Tum nhanh và bền vững. Tuy vậy, để phát huy vai trò của kinh tế số vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, bà con nông dân trồng rau trên địa bàn thành phố Kon Tum không khỏi lo lắng khi giá rau xanh giảm sâu tới 50% so với ngày thường.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Dù vậy, trên các công trình xây dựng giao thông trên địa bàn tỉnh, đội ngũ kỹ sư, công nhân lái máy, người lao động vẫn cần mẫn hăng say lao động. Họ chạy đua với thời gian cho con đường sớm hoàn thành để giúp người dân thuận lợi trong đi lại dịp Tết.
Tháng đầu tiên của năm 2024 đã kết thúc, với những số liệu khả quan về kinh tế. Theo Cục Thống kê tỉnh, kết quả đạt được tạo tiền đề để chúng ta hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra trong năm mới 2024.
Điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để dành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu cần phải thực hiện ngay từ đầu năm.
Khi đời sống ngày càng nâng cao, con người có nhu cầu quả tươi bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng ngày càng tăng. Từ thực tế đặt ra và cùng với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, những năm gần đây, tỉnh ta phát triển mạnh cây ăn quả. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh phát triển gần 11.000ha cây ăn quả các loại. Việc trồng cây ăn quả gắn với việc xây dựng mã số vùng trồng góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm quả và mở lối xuất khẩu quả tươi.
Nằm sát dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, người Xơ Đăng ở làng Lộc Bông, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông hiểu rất rõ giá trị của “Quốc bảo”- sâm Ngọc Linh. Chọn phát triển sâm Ngọc Linh là hướng đi vừa góp phần giảm nghèo, vươn lên làm giàu, vừa gìn giữ được nguồn gene quý, 100% hộ gia đình ở làng Lộc Bông đã động viên, hỗ trợ nhau cùng mở rộng diện tích, hộ trồng ít cũng vài chục gốc, còn trồng nhiều sở hữu đến cả hàng nghìn gốc.
Với những lợi thế trong phát triển nông nghiệp nên phần lớn các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua quá trình hoạt động, các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên và người nông dân, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới.
Năm 2024, tỉnh ta đặt mục tiêu phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 4.600 tỷ đồng trở lên. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức; UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thu ngay từ đầu năm.
Thời gian qua, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường do hoạt động sản xuất gây ra. Qua đó, góp phần khắc phục hậu quả các sự cố về môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội.
Với sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, những năm qua, người dân huyện Tu Mơ Rông đã phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa hình để phát triển cà phê catimo xứ lạnh. Hiệu quả mang lại đã đưa cây cà phê này trở thành một trong những cây trồng chủ lực và được định hướng phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Ngay những ngày đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành một Chỉ thị riêng về việc củng cố, kiện toàn, phát triển hợp tác xã nông nghiệp (HTX) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của loại hình này trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đưa tỉnh trở thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước.Đây cũng là bước cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển Tây Nguyên tại Kon Tum.
Từ một vùng đất hoang đầy sỏi đá, khô cằn, hàng chục năm qua, ông Trần Văn Đại đã bỏ ra nhiều công sức, tiền của để cải tạo khu đồi cằn cỗi 10ha thành vườn cây sầu riêng tươi tốt, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng và trở thành một trong những nông dân điển hình làm ăn kinh tế trên địa bàn.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.