Tỉnh ta có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản mang giá trị văn hóa, kinh tế. Vì thế, việc xây dựng thương hiệu là giải pháp góp phần nâng tầm giá trị và sức cạnh tranh cho hàng hóa trên thị trường.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum, trong 6 giờ qua (từ 1-7 giờ ngày 6/11), trên địa bàn huyện Kon Plông đã có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa đo được tại các trạm Đăk Lô là 37,8mm, Pờ Ê là 67,2mm, Hiếu là 43,2mm và Măng Cành 1 là 38,6mm.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, khí hậu, thời gian qua huyện Kon Plông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và kịp thời hỗ trợ các nguồn lực để các tổ chức, người dân, nhất là người đồng bào DTTS ở các xã, thị trấn tập trung phát triển cây rau, củ, quả xứ lạnh.
Phát biểu thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) chiều 26/10 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết rất bức xúc và có nhiều người bức xúc về tình trạng lãng phí hiện nay.
Kinh tế vườn hộ là một bộ phận của kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Hiểu rõ tầm quan trọng đó, hơn 2 năm qua, huyện Đăk Hà chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để nâng cao thu nhập cho người dân.
Những năm gần đây, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông đã tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Bởi họ hiểu rằng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giữ cho rừng mãi xanh sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng,thôn, làng.
Niên vụ mía 2024 -2025 bắt đầu từ cuối tháng 10/2024. Thời điểm này, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương và Công ty Cổ phần Đường Kon Tum tập trung triển khai giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn người dân xuống giống trồng mía, góp phần mở rộng vùng nguyên liệu.
Ngày 31/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Ngọc ký ban hành Quyết định số 710/QĐ-UBND điều chỉnh mức hỗ trợ tiền điện hằng tháng cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Ban Quản lý) đã xây dựng nhiều nội dung trong định hướng thúc đẩy phát triển du lịch, gắn với việc bảo vệ rừng. Qua đó, góp phần đưa rừng từ đơn giá trị sang đa giá trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Nhằm phát huy hiệu quả cây cà phê xứ lạnh, thời gian qua, huyện Kon Plông đã nỗ lực triển khai Đề án “Khôi phục và phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Plông gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và ban hành Đề án “Phát triển cây cà phê xứ lạnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Kon Plông”.
Trưa 30/10, thông tin từ Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Kon Tum (đơn vị được giao quản lý đường) cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, trên địa bàn huyện Đăk Glei có mưa lớn kéo dài nên trên tuyến đường Hồ Chí Minh xuất hiện một điểm sạt lở ta luy dương tại Km 1425+600 trên đèo Lò Xo (thuộc địa bàn xã Đăk Man, huyện Đăk Glei) với khối lượng khoảng 500m3.
Trưa 30/10, ông Nguyễn Quảng- Giám đốc Công ty cổ phần quản lý đường bộ Kon Tum cho biết, đến gần 9h sáng cùng ngày, đơn vị đã khắc phục sạt lở, thông tuyến đường Trường Sơn Đông đoạn đi qua xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông).
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Kon Rẫy tích cực triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, giúp các hộ nghèo, cận nghèo có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tỉnh đã và đang quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh, với tinh thần “đồng hành và phục vụ”. Và đó chính là những động lực để nhiều doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
Là một trong những công trình trọng điểm, cấp bách của địa phương, dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào DTTS dọc sông Đăk Bla (dự án) có tổng mức đầu tư hơn 205 tỷ đồng được triển khai năm 2021, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12/2024. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn ngổn ngang, chưa biết bao giờ “về đích”.
Những năm qua, phong trào khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh luôn được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm thực hiện.Với nhiều giải pháp khuyến khích, hỗ trợ được các cấp chính quyền, các ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện đã tạo môi trường, động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong người dân, doanh nghiệp.
Chiều 28/10, Hội Nông dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương cùng với các đơn vị liên quan tổ chức họp Hội đồng bình chọn các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu để tổ chức tôn vinh.
Phát triển đô thị thông minh là xu hướng chung hiện nay, thông qua ứng dụng thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, không có một mô hình chung cho các đô thị thông minh, mà tùy thuộc vào vai trò, vị trí, điều kiện tự nhiên, xã hội và sự sáng tạo.
Tại văn bản số 3843/UBND-NNTN mới ban hành, UBND tỉnh yêu cầu các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố phối hợp siết chặt quản lý hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ thoát nghèo ở Sa Thầy có cuộc sống ổn định, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.