Là yêu cầu của UBND tỉnh tại văn bản số 4276/UBND-KTTH ngày 27/11 về việc triển khai thực hiện công tác quản lý, điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Kon Tum là tỉnh có diện tích sâm Ngọc Linh lớn nhất nước, tập trung hầu hết ở huyện Tu Mơ Rông. Xuyên suốt những năm qua, huyện Tu Mơ Rông nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung đã có nhiều nỗ lực biến loại cây được mệnh danh là quốc bảo thành quốc kế dân sinh.
Với việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc chuyển đổi đất bạc màu, trồng mì hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả hiệu quả có giá trị kinh tế cao, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy trở thành vùng kinh tế năng động, giúp người dân nâng cao đời sống và làm giàu.
Thời gian qua, Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) đã triển khai nhiều chương trình tín dụng với đa dạng ưu đãi, thủ tục cho vay đơn giản, linh hoạt để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, cũng như sử dụng các tiện ích thiết thực. Qua đó, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”, kích thích tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Ngày 27/11, UBND tỉnh ban hành văn bản số 4271/UBND-KGVX chỉ đạo tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường quảng bá thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và uy tín thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chiều 26/11, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Kon Tum phối hợp Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Kon Tum tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng và doanh nghiệp 2024.
Nhận thức được tầm quan trọng việc phát triển thị trường trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh, những năm qua, tỉnh ta tích cực triển khai Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh. Sau hơn ba năm triển khai thực hiện, hoạt động thương mại trên địa bàn có bước phát triển toàn diện, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Sau 9 năm triển khai thực hiện chương trình “thắp sáng đường quê”, Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đã đầu tư thực hiện 33 công trình với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo ở huyện Ia H’Drai thời gian qua đã đạt những kết quả tích cực. Trong đó, nguồn vốn tín dụng chính sách của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện được xem là “đòn bẩy” quan trọng giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ngày 11/11, UBND tỉnh thành lập Tổ giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Đường trục chính phía Tây thành phố Kon Tum. Động thái này cho thấy quyết tâm của tỉnh trong tháo gỡ “điểm nghẽn” ở dự án này, cũng như gửi “cảnh báo” tới các dự án khác.
Ngày 22/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư năm 2024 cho hơn 70 cán bộ, công chức, viên chức chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.
Sáng 22/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Câu lạc bộ Tri thức Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề về các chủ đề liên quan đến Net Zero, tín chỉ các-bon, giảm phát thải và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh phát triển cây chanh dây. Điều đáng mừng là vùng nguyên liệu chanh dây đã được doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm để sản xuất nước ép cô đặc chanh dây nên người dân yên tâm và mạnh dạn phát triển loại cây trồng này.
Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.
Ngày 14/11, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 65/2024/QĐ-UBND quy định diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Ngay sau khi được ban hành, quy định này đã nhận được sự quan tâm, đồng tình cao từ dư luận vì tháo gỡ vướng mắc bao lâu nay.
Thời gian qua, giữa tỉnh Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện các bản thỏa thuận hợp tác và nội dung hợp tác, qua đó, mang lại hiệu quả tích cực trên một số lĩnh vực tiêu biểu, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy và đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương.
Từ ngày 25/11/2024, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo Quyết định số 69/2024/QĐ-UBND ngày 15/11 của UBND tỉnh.
Xác định nguồn gốc đất và định giá đất là một trong những việc làm rất quan trọng. Bởi theo quy định pháp luật, từ căn cứ đó để thực hiện áp giá, xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng triển khai các dự án. Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc cũng như định giá đất trên địa bàn thành phố Kon Tum đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 4/2/2021 của Huyện ủy Kon Plông về định hướng kêu gọi và xác định các dự án đầu tư giai đoạn 2021- 2025, huyện Kon Plông đã chú trọng thu hút các dự án đầu tư về phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ thông minh, trồng và chế biến dược liệu cùng các sản phẩm có thế mạnh.
Thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Đăk Glei tập trung các nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển kinh tế, đặc biệt là chính sách tín dụng, tạo điều kiện cho nhiều hộ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.