Việc phát triển CDĐL Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ là rất cần thiết để tạo ra giá trị sản phẩm mang CDĐL, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, vì giá thành kinh tế của sản phẩm mang CDĐL luôn cao hơn giá trị hàng hóa của các sản phẩm cùng loại.
Qua nhiều năm thực hiện chủ trương của Nhà nước và của tỉnh trong việc bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô đang hướng đến xây dựng một thương hiệu mạnh để cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ việc bồi dưỡng sức khỏe và phòng chống bệnh tật người dân.
Trước tin vui Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT)-Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ, phóng viên Báo Kon Tum đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Thị Tuyết - Giám đốc Sở KH&CN xung quanh vấn đề này.
Chiều 24/8, Văn phòng UBND tỉnh, Sở KH&CN đồng tổ chức họp báo về Lễ công bố quyết định và đón nhận Gấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ.
Tại Kỳ họp thứ hai HĐND khóa XI, nhiều đại biểu bày tỏ sự lo lắng trước việc thiếu kiểm soát các điểm giết mổ gia súc gia cầm. Không ít cơ sở giết mổ gia súc lợi dụng sơ hở này, thực hiện hành vi gian lận bơm nước vào gia súc trước khi mổ để tăng lợi nhuận. Quá trình phát hiện, xử lý của các ngành chức năng đã có nhưng không thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, để tăng tính răn đe, cảnh giác...
Gạo đỏ là đặc sản của huyện Kon Plông và loại gạo này ngày càng được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Để nâng cao giá trị cho hạt gạo địa phương, huyện Kon Plông đang tích cực xúc tiến xây dựng thương hiệu gạo đỏ, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn chế biến nhiều sản phẩm hàng hoá từ gạo đỏ và từng bước đưa gạo đỏ trở thành loại hàng hoá có giá trị trên thị trường.
Rừng biên giới là tài nguyên, là phênh giậu của đất nước. Việc ngăn chặn có hiệu quả các hành vi khai thác, cất giấu, vận chuyển lâm sản trái phép không chỉ bảo vệ tốt tài nguyên rừng, mà còn góp phần bảo vệ an ninh biên giới.
Năm 2008, tỉnh Kon Tum đã có Quy hoạch phát triển cao su giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến 2020. Theo đó, tỉnh Kon Tum có 56 dự án (của 10 doanh nghiệp) chuyển đổi gần 40.000 ha rừng nghèo và đất lâm nghiệp sang trồng cao su. Diện tích trên chủ yếu tập trung ở xã Mô Rai huyện Sa Thầy, một xã vùng sâu, vùng biên giới của tỉnh. Bằng cách làm riêng, tỉnh Kon Tum đã để lại nhiều điểm sáng cho Tây Nguyên khi triển khai dự án trên.
Tại Kỳ họp thứ 2 (diễn ra trong 2 ngày 10-11/8), HĐND tỉnh (khóa XI) đã thông qua đề xuất của UBND tỉnh về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa nước theo tinh thần Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 7/3/2016.
Thành phố Kon Tum vừa phát hiện bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc tại thôn Kon Hra Chót, phường Thống Nhất. Theo thống kê của thành phố, đến nay có 20 con bò của 5 hộ gia đình tại thôn Kon Hra Chót mắc bệnh LMLM.
Ngày 16/8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 3235/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” số 00049 cho sản phẩm sâm củ tại khu vực địa lí các xã Măng Ri, Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ký chỉ dẫn địa lí.
Sự năng động, sáng tạo, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh kết hợp với lợi thế truyền thống của ngành, Bưu điện Kon Tum đứng vững trên thương trường cạnh tranh đầy khốc liệt... Bưu điện tỉnh đã và đang xây dựng đơn vị xứng đáng với truyền thống của ngành từ bao năm nay.
Từ ngày 15/8, các em học sinh bắt đầu tựu trường và chuẩn bị bước vào năm học mới. Những ngày này, thị trường sách giáo khoa, dụng cụ học tập phục vụ học sinh cũng trở nhộn nhịp hơn bởi sức mua gia tăng. Năm nay, giá cả các mặt hàng phục vụ học sinh không tăng đột biến, hàng Việt vẫn chiếm ưu thế trên thị trường.
Tối 12/8, tại Quảng trường 16/3, UBND thành phố Kon Tum phối hợp với Công ty TNHH Hà Thanh Trí tổ chức khai mạc Hội chợ Giao thương doanh nghiệp Kon Tum năm 2016.
25 năm qua, giao thông Kon Tum đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Từ thế “ngõ cụt” với con đường duy nhất là Quốc lộ 14 và có đến 90% là đường đất, đến nay, giao thông Kon Tum kết nối đến các vùng miền trong nước và quốc tế. Sự bứt phá đó góp phần quan trọng trong sự phát triển tỉnh nhà trên nhiều phương diện.
Sau 25 năm xây dựng và trưởng thành, diện mạo ngành Công nghiệp của tỉnh đã có những đổi thay rõ nét, phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh
Đi lên từ khó khăn và trên cơ sở những thành tựu đạt được, ngành Nông nghiệp đã tham mưu tỉnh tập trung vào tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, gắn liền với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Măng tây xanh được coi như một dạng thực phẩm chức năng có hàm lượng dinh dưỡng đạm, protit, vitamin cao, lại có giá trị về dược liệu. Với những ưu việt đó, nên giá trị kinh tế của măng tây xanh vượt trội so với các loại rau khác.
25 năm qua, bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng thương mại, tín dụng chính sách của ngành Ngân hàng tỉnh đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chỉ nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum vài ba cây số, chỉ mất năm bảy phút chạy xe, những vùng quê ven thành phố lại có những nét riêng rất độc đáo. Đó là sự thanh bình, yên ả và đặc biệt là vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống…
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.