Việc tỉnh ta đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế và giúp đôi bên (người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã) cùng được hưởng lợi.
Xác định liên kết là chìa khóa giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nhất là đối với một tỉnh nông nghiệp như tỉnh ta, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, định hướng cụ thể thúc đẩy liên kết, hợp tác trong nông nghiệp.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, thời tiết khô hạn trên địa bàn huyện Đăk Tô kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Tính đến giữa tháng 5/2024, huyện Đăk Tô có trên 122ha cây trồng bị thiệt hại; hạn hán không chỉ làm giảm năng suất của một số loại cây trồng ngắn ngày, mà còn gây ra tình trạng các cây trồng dài hạn ở một số nơi trên địa bàn bị chết hoàn toàn.
Toàn tỉnh hiện có 236 sản phẩm OCOP còn hiệu lực. Sản phẩm OCOP không chỉ giúp cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn mà mỗi sản phẩm gắn với những câu chuyện riêng về văn hóa, truyền thống của mỗi vùng đất, cộng đồng, như một “sứ giả” góp phần quảng bá, lan tỏa những giá trị đặc trưng ấy đến với cộng đồng, thị trường.
Ngày 17/5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Tham gia đánh giá, phân hạng có 8 sản phẩm của 4 chủ thể là các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kon Plông, huyện Đăk Hà và huyện Tu Mơ Rông.
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, thời gian qua, cùng với đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, các ngành chức năng và các địa phương tích cực triển khai xây dựng, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.
Thời gian qua, huyện Sa Thầy lồng ghép các nguồn lực đầu tư, tập trung hỗ trợ, hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp để tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Cùng với các tỉnh khác trong vùng Tây Nguyên, Kon Tum đang có cơ hội mới để phát triển mạnh mẽ, khi Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt.
Với quan điểm và những mục tiêu có tầm nhìn đột phá, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2045 được kỳ vọng mở không gian, tạo động lực phát triển cho Măng Đen.
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rve đến xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy) được đầu tư sửa chữa, nâng cấp trong niềm vui mừng, phấn khởi của nhân dân xã Đăk Pne. Thế nhưng, đến nay, tuyến đường vẫn chưa hoàn thành, khiến người dân lo lắng trong việc đi lại bởi mùa mưa đã đến gần.
Các khảo sát về đa dạng sinh học được tiến hành nhiều năm qua đã cho thấy tỉnh ta đang sở hữu những “kho báu”. Tuy nhiên việc bảo vệ các “kho báu” ấy trong bối cảnh hiện nay cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay của mỗi người dân và toàn xã hội.
Huyện Ia H’Drai hiện có trên 29.079ha cây trồng các loại. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ lãnh đạo nhân dân chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững cho nhân dân.
Vụ Đông Xuân 2023-2024, huyện Đăk Tô gieo trồng 557ha lúa nước. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống khô hạn, điều tiết nước hợp lý và đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên tất cả diện tích lúa nước trên địa bàn đều cho năng suất, sản lượng cao hơn so với vụ Đông Xuân 2022-2023, đem đến sự phấn khởi của nông dân trước “mùa vàng bội thu”.
Trong những ngày cuối tháng Tư có nhiều sự kiện thúc đẩy cảm xúc, thì sự kiện Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế do UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức thu hút được sự quan tâm của dư luận.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, cũng là một trong những bước chuẩn bị rất quan trọng trước khi triển khai các dự án đầu tư.
Mô hình nuôi lươn không bùn được Hội Nông dân xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) triển khai trong thời gian qua bước đầu đạt hiệu quả, cho thu nhập cao, có triển vọng để nhân rộng trên địa bàn.
Vài cơn mưa dông không thể làm các cánh rừng đang khô khát “hạ nhiệt”. Và những người làm nhiệm vụ canh lửa giữ rừng vẫn chưa được phép lơ là, lơi lỏng.
Rừng khộp nằm ở xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) là một trong những khu rừng đóng vai trò quan trọng hệ sinh thái rừng tự nhiên của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Để rừng khộp được phát triển ổn định, thời gian qua, lực lượng chức năng và người dân địa phương nỗ lực triển khai các giải pháp bảo vệ khu rừng này.
Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai rộng khắp mô hình cho vay qua tổ vay vốn. Mô hình cho vay qua tổ vay vốn đã thực sự trở thành kênh chuyển tải vốn tín dụng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, an toàn đến đông đảo người dân khu vực nông thôn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các khu công nghiệp (KCN): Hòa Bình, Sao Mai, Khu II (thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y), Đăk Tô và KCN sản xuất, chế biến dược liệu tập trung (huyện Đăk Tô) với tổng diện tích hàng trăm hécta. Hiện, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại ở các KCN trên địa bàn mà đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã chỉ ra, nhằm giúp các KCN phát huy hiệu quả.