• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Ban Thường vụ Tỉnh ủy gặp mặt 120 lãnh đạo chủ chốt cấp xã (mới)    [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH    Xã luận: Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh    Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam   

Kinh tế

Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

08/10/2024 06:02

Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi sự minh bạch, công khai về quy hoạch khoáng sản, tăng cường vai trò quản lý nhà nước của ngành chức năng, và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở.

Theo các tài liệu địa chất khoáng sản hiện có, Kon Tum có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng về chủng loại, từ khoáng sản nguyên liệu (gốm sứ, vật liệu xây dựng, đá trang trí mỹ nghệ...) đến khoáng sản quý hiếm (vàng, bạc...), một số khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp luyện kim (wolfram, sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm...), công nghiệp điện hạt nhân (uran, thori, đất hiếm...).

Để khai thác hiệu quả cũng như bảo vệ tốt nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú này, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng lập  và phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh; ban hành nhiều văn bản về lĩnh vực quản lý khoáng sản.

Trong đó có Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 về việc ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; Quyết định 1023/QĐ-UBND ngày 19/10/2020 phê duyệt Phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.

Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác là một nhiệm vụ khó khăn. Ảnh: H.L

 

UBND tỉnh cũng đã phê duyệt danh mục khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có 1.111 vị trí, khu vực, tuyến cấm hoạt động khoáng sản (tổng diện tích 297.421,31ha) và 732 vị trí tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (tổng diện tích 335,96ha).

Đặc biệt, từ năm 2014, tỉnh đã triển khai thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Luật Khoáng sản. Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay trên toàn tỉnh có 75 mỏ khoáng sản (đá, cát, đất san lấp, đất sét làm gạch) được cấp phép còn trong thời hạn khai thác theo thẩm quyền của UBND tỉnh cấp.

Sau 10 năm triển khai, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã góp phần tạo dựng một “sân chơi” sòng phẳng, minh bạch, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường.

Bên cạnh đó, với sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cuộc chiến bảo vệ tài nguyên khoáng sản đã và được triển khai quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, có sự thống nhất từ tỉnh xuống xã; sự phối hợp  giữa ngành chức năng với chính quyền; giữa các ngành có liên quan.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan thường xuyên tổ chức rà soát, kiểm tra việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thẩm định và phê duyệt trữ lượng khoáng sản; tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ đã thanh tra, kiểm tra, theo dõi việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, việc xử lý vi phạm và khắc phục tồn tại, vi phạm.

Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các khu vực lòng hồ, khu vực biên giới, cửa khẩu, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời ngăn chặn các hành vi thăm dò, khai thác, vận chuyển trái phép khoáng sản.

Yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện đúng quy định việc lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác; lắp đặt camera tại khu chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác chưa bao giờ là dễ dàng. Về mặt khách quan, khu vực có thể khai thác khoáng sản trái phép thường nằm ở những vùng rừng núi, sông suối, nơi ranh giới của 2 địa phương, giao thông phức tạp. Vì vậy rất khó bị phát hiện, và khi phát hiện thì không dễ để tiến hành truy quét.

Phát huy vai trò giám sát của nhân dân để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Ảnh: HL

 

Tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép vẫn còn diễn ra, chủ yếu tại các sông suối nhỏ, tại các vùng giáp ranh địa giới hành chính, tại các bãi bồi ven sông suối có trữ lượng cát, sỏi lớn dễ khai thác và vận chuyển; khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý.

Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhiều tổ chức, cá nhân còn hạn chế, chưa tự giác thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Mới đây, tháng 8/2024, Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng Kon Tum đã bị UBND thành phố Kon Tum phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác cát trái phép.

Trước đó, tháng 6/2024, UBND thành phố Kon Tum cũng phạt vi phạm hành chính đối Hợp tác xã Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Đạt Tài do vi phạm các quy định về khu vực khai thác khoáng sản.

Về chủ quan, từ thực tế cho thấy, công tác quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở cấp huyện, cấp xã có lúc, có nơi còn buông lỏng, không kịp thời phát hiện, hoặc phát hiện nhưng biện pháp xử lý chưa đủ mạnh.

Khâu phối hợp giữa các cấp, các ngành trong kiểm tra, xử lý chưa thực hiện tốt, còn tình trạng trông chờ, ỷ lại cấp trên. Một số đơn vị chức năng, chủ lòng hồ thủy điện, thủy lợi chưa phát huy vai trò, trách nhiệm trong bảo vệ khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác; còn để xảy ra tình trạng lợi dung hoạt động nạo vét để khai thác trái phép.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm ký ban hành văn bản số 3450/UBND-NNTN yêu cầu các sở, ngành liên quan, lực lượng chức năng, UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả công tác quản lý khoáng sản.

Trong đó, nghiêm cấm việc lợi dụng nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát sỏi, lợi dụng thi công xây dựng công trình để khai thác, sử dụng khoáng sản trái pháp luật (đặc biệt là cát sỏi lòng sông; đất san lấp, xây dựng công trình).

Xử lý nghiêm hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân. Công khai xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hành vi bao che, tiếp tay để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào ngành chức năng và chính quyền thì chưa đủ. Tôi đồng tình với ý kiến rằng, cần tăng cường vận động nhân dân tham gia quản lý, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản.

Với tai mắt của nhân dân, hẳn rằng các hành vi vi phạm sẽ được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.      

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Nhà thuê ở trung tâm hành chính Quảng Ngãi: Nhu cầu lớn, thị trường nhộn nhịp
  • Các trường Chính trị khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hội thảo về công tác tài chính
  • Kiến nghị khắc phục, bàn giao công trình tuyến đường tránh ngập lòng hồ khu vực huyện Kon Plông
  • “Cấp bừa” giấy chứng nhận mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh
  • Tu Mơ Rông: Hàng chục cây sâm Ngọc Linh bị cây đổ gẫy, hư hỏng
  • Tổng kết Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2021 - 2025
  • Tu Mơ Rông: Thiệt hại bước đầu từ cơn bão số 1
  • Nhiều tuyến đường bị sạt lở
  • “Ngóng” trạm biến áp 110kV Đăk Glei
  • Củng cố niềm tin của người tiêu dùng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 32, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy gặp mặt 120 lãnh đạo chủ chốt cấp xã (mới)
  • Phát huy hơn nữa sứ mệnh cao cả
  • Không để lãng phí trụ sở sau sắp xếp
  • Nhà thuê ở trung tâm hành chính Quảng Ngãi: Nhu cầu lớn, thị trường nhộn nhịp
  • Ngày kỷ niệm
  • Không ngừng nâng cao chất lượng tuyên truyền
  • Tổng kết 2 Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Nơi dòng thời sự không ngừng chảy
  • [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
  • Ðồng vốn nhỏ, chắp cánh giấc mơ lớn
  • Chùm ảnh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS

Đất & Người Kon Tum

  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by