Tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông xuân 2017 - 2018, tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình điểm và nhân rộng mô hình trồng mỳ trên diện tích lúa thiếu nước, kém hiệu quả với tổng diện tích 222,3ha.
Ngày 6/12/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1478/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn với các sản phẩm hàng hóa có lợi thế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2025. Mục tiêu của việc xây dựng và phát triển cánh đồng lớn nhằm chuyển nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả...
Dấu ấn đậm nét trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời gian qua là thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Tuổi trẻ Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới”. Với sự tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên, Cuộc vận động góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở nông thôn, thúc đẩy các xã vùng khó khăn phát triển.
Mặc dù quản lý trên 56.000ha rừng và đất lâm nghiệp trải dài trên địa bàn nhiều xã, giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh, nhưng đồng hành với người dân thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông ngày càng bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng.
Kon Plông là địa phương có nhiều rừng. Ý thức được rừng là nguồn mạch của sự sống, trong những năm qua, nhiều cá nhân, cộng đồng và đơn vị được nhà nước giao quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài giá củ nghệ trong những năm gần đây ổn định, có lợi cho người trồng, Kon Tum còn có đề tài xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một số giống nghệ tại tỉnh (dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2016) do Viện Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) chủ trì. Cây nghệ đang có cơ hội mở ra hướng đi ở địa phương.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện Kon Rẫy, Đảng ủy-UBND xã Đăk Tơ Lung tạo thế đi lên cho người dân trong xây dựng nông thôn mới. Nông thôn xã Đăk Tơ Lung đang có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày một nâng lên.
Ngày 31/8/2017, Sở NN&PTNT tổ chức họp báo, thông tin về kết quả chuyển đổi một số diện tích rừng thông trồng tại huyện Kon Plông sang trồng các loại cây công nghiệp có giá trị và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có cây mắc ca. Chủ trương chuyển đổi trên của tỉnh đã tạo cơ hội cho cây mắc ca bén rễ và phát triển quy mô trên vùng đất cao nguyên này.
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh và UBND thành phố Kon Tum, các xưởng chế biến gỗ và lâm sản của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nằm ngoài mạng lưới quy hoạch buộc dừng hoạt động và có phương án di dời vào vị trí quy hoạch. Trước yêu cầu đặt ra, chúng tôi đã gặp gỡ các cơ quan chức năng để làm rõ vấn đề đang được các doanh nghiệp trên quan tâm.
Cùng với sự gia tăng về số lượng xe máy, thị trường phụ tùng xe gắn máy hiện cũng hết sức đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh các loại phụ tùng chính hãng, tình trạng kinh doanh phụ tùng xe gắn máy giả đang trở thành vấn đề khó kiểm soát khiến người tiêu dùng bất an.
Mấy năm trở lại đây, đồng bào DTTS ở xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) đã từng bước tiếp cận và phát triển cây cà phê vối. Với hiệu quả kinh tế mang lại vượt trội so với nhiều loại cây trồng truyền thống, cây cà phê đang mở ra hướng thoát nghèo cho nông dân ở địa phương.
Thời gian qua, giá hạt điều (đào lộn hột) trên thị trường có xu hướng tăng cao, thương lái tìm mua nhiều nên tại một số xã trên địa bàn huyện Sa Thầy nông dân đổ xô trồng loại cây này. Tuy nhiên, điều là loại cây có thời gian sinh trưởng và phát triển dài, thị trường tiêu thụ bấp bênh nên nông dân vừa trồng vừa thấp thỏm lo lắng.
Trước sự đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, giá cả giữa hàng thật và hàng giả, người tiêu dùng lúng túng trong việc phân biệt, lựa chọn. Điều mà người dân lo lắng nhất là bỏ tiền mua hàng thật, nhưng lại nhận hàng giả…
Hơn 3 năm về trước, tình hình ken cây, phá rừng lấn chiếm đất rừng tại tiểu khu 297, 298 thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) diễn ra rất phức tạp. Mặc dù các chủ rừng đã nỗ lực triển khai các biện pháp ngăn chặn nhưng tình trạng trên vẫn thường xuyên tái diễn.
Chư Hreng là xã vùng ven của thành phố Kon Tum, việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân theo tiêu chí nông thôn mới gặp nhiều khó khăn. Để giải bài toán khó khăn này, trong những năm gần đây, Đảng ủy, UBND xã có nhiều nỗ lực trong việc giải “bài toán” nâng cao thu nhập cho người dân.
Ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân, trong đó có hàng Việt là không nhỏ. Tuy nhiên, ở một số vùng, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, cách trở khiến cho việc đưa hàng Việt đến tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn...
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, trong những năm qua, các chủ rừng, các sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, để nâng cao độ che phủ rừng, đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ hơn.
Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng tại nhiều cửa hàng, bánh Trung thu đã được bày bán với mẫu mã, nhãn hàng đa dạng. So với các năm trước, năm nay thị trường bánh Trung thu khởi động sớm hơn, giá cả các loại bánh cũng nhích hơn.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.