Sau thời gian trông chờ, những con bò cái nền được phối tinh giống bò Brahman theo Phương án nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho ra đời những con bê có vóc dáng cao to, khỏe mạnh. Người dân phấn khởi trước những con bê lai...
Chợ chưa có, đường sá đi lại còn xa xôi, cách trở, việc thông thương, mua bán hàng hóa của người dân trên địa bàn huyện mới Ia H’Drai còn nhiều khó khăn.
Khác hẳn với cảnh đìu hiu, vắng vẻ của những năm về trước, hoạt động thương mại ở Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đang có những bước chuyển biến rõ nét. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng nhộn nhịp; lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng mạnh đã tạo nên diện mạo mới ở nơi đây.
Sau gần 3 tháng xuống giống, đến nay, 20ha cây bơ xen cà phê tại 2 xã Ia Tơi, Ia Dom (huyện Ia H’Drai) bước đầu phát triển ổn định. Trồng cây ăn quả xen cà phê được xem là mô hình mới, mở ra hướng đi cho bà con huyện khó Ia H’Drai vươn lên thoát nghèo.
Những ngày này, về xã Kon Đào (huyện Đăk Tô) ai cũng dễ dàng nhận thấy sự thay đổi của vùng quê này. Những ngôi nhà kiên cố của người dân mọc lên san sát, những con đường trong các thôn làng được trải nhựa hoặc bê tông hóa, người dân tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới...
Nằm dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, địa hình chia cắt, giao thông cách trở, gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, Tu Mơ Rông thuộc diện huyện nghèo 30a. Sau 12 năm thành lập, với sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Tu Mơ Rông đã đổi thay mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực...
Chủ trương chuyển đổi từ đất lúa thiếu nước kém hiệu quả sang cây trồng cạn của tỉnh bước đầu được triển khai đã cho thấy lợi ích. Ngoài việc tiết kiệm nguồn nước tưới, đây còn là giải pháp quan trọng để ứng phó với tình hình hạn hán, đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân. Để mô hình này mang lại hiệu quả cao hơn, cùng với ngành Nông nghiệp, người dân đang từng bước linh hoạt hơn trong việc lựa chọn cây trồng.
Sau 9 năm đưa vào trồng thử nghiệm cây cao su ở độ cao trên 700m so với mực nước biển, đến nay 37ha cao su ở Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) đều đã cho khai thác mủ. Bước đầu, mô hình này cho thấy hiệu quả kinh tế, mở ra hướng mới trong việc đưa các loại cây hàng hoá có giá trị vào trồng giúp nông dân cải thiện thu nhập, từng bước giảm nghèo.
Từ tháng 4/2017 đến nay, trên diện tích cà phê trồng mới và giai đoạn kiến thiết cơ bản ở huyện Đăk Hà xuất hiện bọ cánh cứng gây hại. Hiện các doanh nghiệp cà phê và người dân đang tích cực triển khai việc phun thuốc diệt trừ.
Bằng việc huy động các nguồn lực, hỗ trợ và khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn và đời sống người dân trên địa bàn huyện Sa Thầy trong những năm gần đây có nhiều đổi thay.
Tại xã Đăk Man (huyện Đăk Glei), một loại cây trồng mới đang được không ít bà con nông dân kỳ vọng sẽ giúp họ phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, đó chính là cây nghệ đỏ. Đây là một trong các loại cây nguyên liệu dược có chứa hoạt chất curcumin- chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, hiện nhu cầu về loại cây nguyên liệu này khá lớn .
Tỉnh ủy Kon Tum khóa XV vừa thống nhất điều chỉnh xây dựng, phát triển ngành, nhóm ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 để phát triển phù hợp.
Thực hiện chủ trương của tỉnh, nhiều doanh nghiệp ở Măng Đen (huyện Kon Plông) đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy mới chỉ ở bước khởi đầu, nhưng nhiều doanh nghiệp đã tạo ra được những sản phẩm có giá trị, đồng thời giải quyết nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Sau khi quy hoạch, thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen, UBND huyện Kon Plông cùng với các sở, ban ngành có nhiều nỗ lực trong việc tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp và triển khai nhiều hoạt động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Lo ngại nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, thời gian gần đây, nhiều gia đình bỏ không ít tiền để sắm những chiếc máy lọc nước nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của mình. Tuy nhiên, trên thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu máy lọc nước khác nhau khiến người tiêu dùng khó lựa chọn, chất lượng cũng khó được kiểm soát.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, 3, 4 và những trận mưa liên tiếp kéo dài thời gian qua khiến cho hàng chục hécta lúa nước vừa mới gieo sạ trong vụ mùa của bà con nông dân xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) bị bồi lấp, chết úng, dịch bệnh hoành hành. Đến nay, nhiều diện tích lúa bị hư hại không thể “cứu” đang được bà con nông dân oằn mình gieo sạ lại…
Thoắt cái, thế mà đã 26 năm trôi qua, kể từ khi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kon Tum “ra riêng”. Nếu nói, mỗi ngày 12/8 qua đi là Kon Tum thêm một “tuổi” mới, thì đến nay vùng đất nơi cực Bắc Tây Nguyên này đang ở vào độ tuổi tráng niên với nhiều khát vọng, hoài bão...
Từ ngày 1/1/2018, các doanh nghiệp chỉ được phép sản xuất, kinh doanh xăng sinh học E5 và xăng khoáng RON 95, còn xăng khoáng RON 92 chính thức bị khai tử. Hiện nay, ngành chức năng và các doanh nghiệp đang nỗ lực để thực hiện lộ trình này.
Xác định nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những mục tiêu cốt lõi trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã Măng Bút (huyện Kon Plông) đã chú trọng phát huy hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho người dân.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.