• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Đất & Người Kon Tum

Món gỏi lá mì truyền thống của người Gia Rai

28/04/2024 13:31

Trong dịp đến thăm làng Kép Ram (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum), chúng tôi được thưởng thức món gỏi lá mì đặc trưng của người Gia Rai tại đây. Món ăn dân dã, đậm hương vị núi rừng làm chúng tôi nhớ mãi.

Dù từng được thưởng thức nhiều món ăn dân dã từ lá mì nhưng lần này được ăn gỏi lá mì với cà Lào, cá cơm khô Sê San do chị Y Cô Viên (36 tuổi, làng Kép Ram) chế biến thì bị mê hoặc bởi hương vị núi rừng. Chị Y Cô Viên là một trong số ít người trẻ tuổi tại làng Kép Ram đam mê và biết chế biến các món ăn truyền thống của dân tộc mình, ra sức gìn giữ và giới thiệu nét đẹp ẩm thực của người Gia Rai tới người dân và du khách.

Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về món gỏi lá mì, bên hiên nhà sàn truyền thống, chị Viên vui vẻ chia sẻ cách chế biến món ăn cho đúng vị. Được nói về chủ đề yêu thích, chị hào hứng, say sưa cuốn chúng tôi vào từng câu chuyện kể.

Chị Y Cô Viên rất đam mê ẩm thực truyền thống của người Gia Rai. Ảnh: H.T

 

Chị Viên cho biết, chị mê nấu ăn từ mẹ và bà của mình. Dù đã nhiều năm, nhưng đến nay, chị vẫn nhớ như in những lần vào bếp phụ mẹ chuẩn bị bữa cơm cho gia đình, hoặc những lần theo mẹ nấu nướng chuẩn bị cho mùa lễ hội. Những lúc ấy, chị như được “tiếp lửa” đam mê với việc nấu nướng, công việc bếp núc. Khi lớp 5, chị Viên có thể tự tay chuẩn bị bữa cơm cho gia đình hoặc nấu được các món truyền thống từ lá mì, củ mì. Khi ấy, dù chưa được ngon và bắt mắt nhưng chị luôn nhận được những lời khen và khích lệ từ mẹ.

“Ngày xưa, những người phụ nữ sinh ra trong làng hầu hết đều nấu ăn rất ngon mà không cần học qua bất cứ trường lớp nào. Đời trước truyền cho đời sau, cứ thế các món ăn dân dã, truyền thống trở nên quen thuộc, được trau chuốt và cải tiến để thêm ngon và bắt mắt. Đặc biệt, những món chế biến từ lá mì rất quen thuộc với người Gia Rai, không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày”- chị Viên chia sẻ.

Sau một hồi trò chuyện, chị Viên quyết định tự tay chế biến để chúng tôi thưởng thức món gỏi lá mì với cà Lào, cá cơm Sê San được nhiều người ưa thích.  Đây là một trong những món truyền thống dễ làm, dễ ăn nhưng rất bổ dưỡng vì đảm bảo được độ tươi, nguyên chất của các gia vị.

Những quả cà Lào rất nhỏ nhưng thơm và giòn, tạo vị đặc trưng cho món gỏi lá mì. Ảnh: H.T

 

Ra sau vườn nhà, chị Viên dạo quanh một vòng là đã có thể kiếm đầy đủ nguyên liệu đầy ắp trong chiếc gùi của mình như lá mì gòn, cà Lào, xả Lào, các loại lá thơm để làm gia vị, trang trí. Với món gỏi lá mì thì quan trọng nhất là tìm được lá mì ngon như lá mì cổ, mì gòn, mì xanh (mì cổ và mì xanh hiện giờ rất hiếm) để có độ dẻo, mềm hơn các loại khác và không bị say. Hái lá mì phải chọn lá đọt, lá non để đảm bảo độ mềm và không bị chát. Với cà Lào phải chọn những trái còn xanh. Các nguyên liệu khác cũng phải lựa chọn kỹ càng, càng tươi xanh thì món ăn sẽ càng ngon và đúng vị.

Ban đầu sẽ sơ chế và làm sạch các nguyên liệu một lượt. Sau đó sẽ vò lá mì từ từ cho mềm ra rồi ngâm nước muối cho bớt vị chát. Cà Lào mang đi luộc sơ. Còn cá cơm Sê San thì rang lên với lửa nhỏ đến khi có mùi thơm. Tiếp theo sẽ phi gia vị gồm tỏi, ớt, hành khô, xả Lào giã nhuyễn, thêm mắm, muối rồi chờ đến khi có mùi thơm sẽ cho lá mì vào trước, đảo nhanh và đều tay cho vừa chín tới thì cho cà vào. Khi tất cả chín đều thì trộn cá cơm vào, có thể nêm nếm thêm một số gia vị cho vừa ăn.

Sau 1 tiếng bắt đầu từ lúc sơ chế, món ăn đã hoàn thành. Bên hiên nhà sàn, chị Y Cô Viên khéo léo bày biện, trang trí món ăn đẹp mắt. Nhìn đĩa lá mì xào xanh tươi với cá cơm Sê San, cà Lào thơm nức mũi làm ai cũng háo hức muốn thử ngay.

Chúng tôi, từng người gắp một đũa, ăn kèm với bánh tráng nướng, ai cũng gật gù khen ngon. Vừa cho vào miệng đã thấy được độ mềm của lá mì, độ giòn của cà Lào và vị thơm của cá cơm Sê San, tất cả quyện vào nhau cho cảm giác bùi bùi, cộng thêm vị cay, ấm nhẹ của các gia vị. Đối với tôi, món này rất dễ ăn, hương vị mộc mạc, gần gũi. Người nấu sẽ có một bí quyết riêng mà hiếm có nhà hàng, quán ăn nào có thể “bắt chước” được.

Món gỏi lá mì với cà Lào, cá cơm Sê San được trang trí bắt mắt, thơm ngon. Ảnh: H.T

 

Nhìn mọi người thưởng thức món ăn trong không khí vui vẻ, chị Viên chia sẻ thêm, món gỏi lá mì được chị thường xuyên tham gia chế biến và biểu diễn tại các cuộc thi ẩm thực của địa phương. Để món ăn được gần gũi và dễ ăn hơn cho mọi người, chị thường có sự thêm bớt trong các thành phần gia vị so với truyền thống. Với lá mì, còn có thể chế biến những món xào, nấu, làm gỏi, nấu canh, nấu cháo, nguyên liệu đi kèm có thể là tôm, tép, thịt heo ba chỉ, thịt gà, cá khô các loại... Lá mì có thể được chế biến bằng cách vò, giã hoặc ngâm chua. Ngày xưa khi có dồi dào các loại nguyên liệu truyền thống thì các món làm từ mì sẽ mang hương vị đặc trưng hơn, nhưng có thể khó ăn cho những người thưởng thức lần đầu.

Tham gia nhiều cuộc dự thi về ẩm thực, hình ảnh chị Y Cô Viên cùng những món đặc sản truyền thống, trong đó, có món gỏi lá mì với cà Lào, cá cơm Sê San đã trở nên quen thuộc. Những món ăn mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần tinh tế đã làm “say lòng” biết bao du khách, người dân địa phương.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, chị Y Cô Viên cho biết, rất mong muốn những món ăn truyền thống của dân tộc mình, trong đó, có món gỏi lá mì với cà Lào, cá cơm Sê San sẽ được nhiều người biết đến, được quảng bá rộng rãi qua các cuộc thi, lễ hội. Đó không chỉ là những món ngon đặc sản của dân tộc bản địa, mà còn gợi nhớ hương vị quê nhà, những bữa cơm gia đình sum vầy chan chứa tình cảm yêu thương. Là thế hệ trẻ, chị Viên hiểu rất rõ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được bảo tồn và phát huy, tránh nguy cơ mai một.

Thưởng thức món ngon trong không khí vui vẻ, mọi người không quên lấy điện thoại chụp hình, quay phim để làm kỷ niệm. Chị Y Cô Viên trong trang phục truyền thống Gia Rai, vui vẻ nhiệt tình và tràn đầy tình yêu, niềm tự hào về quê hương của mình với món ăn truyền thống. Trong lòng tôi bỗng vui đến lạ, tự nhủ rằng có dịp sẽ mời bạn bè, người thân về làng Kép Ram thưởng thức những món truyền thống dân dã, thơm ngon và bổ dưỡng.

Hoàng Thanh

   

Các tin khác

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử
  • Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng
  • Tâm huyết giữ nghề truyền thống
  • Giữ hồn thiêng nơi đại ngàn
  • A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng
  • Người Mường tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by