Tôi đã lặng người khi nghe Y Un Diễm kể về hoàn cảnh của mình. Và cũng chính tôi đã thốt lên thán phục khi biết Diễm là một trong số rất ít các bạn sinh viên “ẵm” học bổng “Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á- YSEALI”. Từ những nỗ lực phi thường, cô sinh viên Gié- Triêng Y Un Diễm (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông) đã chứng minh: Khát vọng, hoài bão, nỗ lực là động lực để chiến thắng bản thân, thay đổi hoàn cảnh.
Năm 1978, ông Hoàng Danh Chuyền rời quê hương Nam Sách, tỉnh Hải Dương, khoác trên mình bộ quân phục, trở thành công nhân quốc phòng tại Trung đoàn 701, Sư đoàn 331. Nhiều năm cống hiến trong môi trường quân đội đã hun đúc trong ông tính kỷ luật, tinh thần chịu khó, bền bỉ của người lính. Có lẽ, chính nhờ những phẩm chất tốt đẹp ấy, khi rời quân ngũ trở về đời thường, đã giúp ông thành công trên hành trình mới - hành trình vượt khó, vươn lên làm giàu của người nông dân trên vùng đất huyện Đăk Hà.
Tại xã biên giới Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, anh Thao Tôra (31 tuổi, dân tộc Xơ Đăng- nhánh Kadong), cán bộ bán chuyên trách phụ trách Văn hóa- Xã hội, được biết đến là một trong những thanh niên tiêu biểu với nhiều đóng góp trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bằng tình yêu nghề và nhiệt huyết trong công việc, cô giáo Y Minh Truyền (sinh năm 1995, dân tộc Ba Na), Trường Mầm non Hoa Pơ Lang (xã Ngọk Bay, thành phố Kon Tum) đã dành trọn tình yêu thương đến với các trẻ em DTTS. Cô là tấm gương sáng để các giáo viên học tập và làm theo.
Chị Y Khương- Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Ngọc Leng (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) là một cán bộ trẻ trách nhiệm, gương mẫu trong mọi phong trào, làm “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân.
18 năm “vác tù và hàng tổng”, ông Nguyễn Thành Huân- Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Nghĩa Dũng, xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy) luôn nhận được sự tin tưởng, quý mến của đảng viên và nhân dân.
Với tình yêu thương trẻ, tâm huyết với nghề, những năm qua, cô giáo Y Xuân (sinh năm 1985, dân tộc Xơ Đăng) có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục vùng khó khăn, là tấm gương sáng để các giáo viên, học sinh noi theo.
Nhiều năm qua, cán bộ và nhân dân phường Nguyễn Trãi (thành phố Kon Tum) rất yêu quý, trân trọng những việc làm thiện nguyện của bạn Nguyễn Trương Kha (32 tuổi) - Bí thư Đoàn phường. Anh đã tạo dựng hình ảnh “sống đẹp, sống có ích” của tuổi trẻ, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Dù trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề nhưng với tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt huyết trong công việc và hết lòng yêu thương học trò, cô giáo Đinh Thị Trang (sinh năm 1996, dân tộc Mường) ở Trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông) luôn được phụ huynh tin tưởng, đồng nghiệp và học sinh yêu mến.
Hàng ngày, ông A Hôă thường ngồi trước hiên nhà ở thôn Kon Hnông (xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông) tỉ mẩn đan từng sợi tre, giữ gìn nghề đan lát đã theo ông suốt cả cuộc đời.
Bằng tất cả tấm lòng và sự yêu thương, những “người mẹ đỡ đầu” thuộc Hội LHPN huyện Đăk Glei đã dang rộng vòng tay che chở cho những trẻ mồ côi. Nhờ tình thương ấy, những ánh mắt từng u buồn vì mất đi chỗ dựa nay đã sáng lên hy vọng, những bàn tay bé nhỏ từng run rẩy trước chông chênh cuộc đời nay đã được nắm chặt trong sự vỗ về, chở che.
Sinh năm 1983, thôi sinh hoạt đoàn từ năm 2012, song 2 năm nay, khi được Ban Giám hiệu Trường THPT Ngô Mây (Thành phố Kon Tum) đề xuất làm Phó bí thư Đoàn trường, cô giáo Trương Thị Sương sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết.
Là già làng, người có uy tín tại thôn Đăk Ra, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, ông A Den luôn gương mẫu, tận tâm vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cùng chung tay xây dựng thôn ngày càng phát triển.
Trang trại rộng 2ha của Võ Thị Nhung Nhi nổi bật với những hàng cây trĩu quả, đàn lợn rừng thong dong trong khu vườn xanh mướt. Ít ai ngờ rằng, đằng sau vẻ yên bình ấy là hành trình đầy nỗ lực của một cô gái 9X, bỏ phố về vườn để khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương.
Trong năm qua, nhờ sự chung sức của toàn thể cán bộ, hội viên, cùng sự quan tâm sâu sắc từ các cấp, ngành và sự ủng hộ nhiệt tình từ các tổ chức, doanh nghiệp, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh đã hỗ trợ sửa chữa và xây dựng hàng trăm “ngôi nhà nghĩa tình CCB” cho các hội viên gặp khó khăn.
24 năm qua, ông A Granh - Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) đã phát huy tốt vai trò của cán bộ Mặt trận cơ sở, góp phần xây dựng làng Chốt ngày càng phát triển.
Nhắc đến ông A Blut - Trưởng thôn Đăk Kang Pêng (xã Diên Bình, huyện Đăk Tô), người dân nơi đây ai cũng yêu mến và kính trọng bởi ông không chỉ hiền lành, thân thiện mà còn luôn tận tâm trách nhiệm với công việc, gần gũi với bà con dân làng.
Với tài năng đi cà kheo điêu luyện, nhiều năm qua, Y Thu Nguyệt, dân tộc Ba Na, học sinh lớp 12, Trường THPT Lê Lợi (thành phố Kon Tum) đã tích cực tham gia các cuộc thi thể thao, đạt nhiều huy chương và vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Với suy nghĩ “cho đi là còn mãi”, gần 20 năm qua, vợ chồng anh Ngô Long Trọng và chị Hoàng Thị Xuân Tâm (ở tổ dân phố 8, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) luôn tích cực tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN). Đến nay, hai vợ chồng đã hiến máu 62 lần và chưa có ý định dừng lại.
Do biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, không ít nông dân người Gia Rai ở huyện Sa Thầy đã trở thành điển hình về phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.