Với tấm lòng nhân ái, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh, từ năm 2020 đến nay, anh Nguyễn Anh Dũng (sinh năm 1987, sinh sống tại phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum) có đứng ra xây dựng, trông nom, trùng tu hàng ngàn ngôi mộ thai nhi bị bỏ rơi và người vô danh.
Từ năm 2021 đến nay, thầy giáo Trần Ngọc Mạnh- Hiệu trưởng Trường THCS xã Đăk Môn tự bỏ tiền túi của mình để hỗ trợ học sinh và kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ đồ ăn trưa cho các em học sinh tại trường. Qua đó, góp phần bảo đảm việc duy trì tỷ lệ học sinh đến lớp chuyên cần ở mức cao, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trên khắp các thôn, làng của huyện biên giới Đăk Glei, những người có uy tín vẫn đang ngày đêm thầm lặng cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống ấm no, thôn, làng vững mạnh.
Đến thôn Vi Ô Lắc, xã Pờ Ê (huyện Kon Plông), khi hỏi về những người trẻ mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cán bộ thôn giới thiệu chúng tôi gặp anh A Vét (33 tuổi, dân tộc H’rê). Nhiều năm qua, anh A Vét luôn nỗ lực vươn lên, xây dựng cuộc sống gia đình ngày càng khá giả.
Ngày 7/12, cô Đậu Thị Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung (thành phố Kon Tum) cho biết, nhà trường vừa tuyên dương em Nguyễn Thiên Di (học sinh lớp 5D) về hành động trao trả lại chiếc điện thoại iphone 14 trị giá 26 triệu đồng cho người đánh rơi.
Những năm qua, 2 già làng A Ling (83 tuổi) và A Thiu (66 tuổi) được dân làng Đăk Đe (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) xem như “đại thụ” của làng vì có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh.
Nhiều năm qua, Nghệ nhân ưu tú A Bâu (39 tuổi, thôn Năng Lớn 3, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông) luôn miệt mài giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Xơ Đăng. Cùng với việc chơi và truyền dạy kỹ năng chơi chiêng, anh A Bâu còn biết làm nhạc cụ dân tộc.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề giáo, cô giáo trẻ Y Lầu (33 tuổi) ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Đăk Pne (xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy) luôn yêu nghề, bám làng, trường lớp để mang con chữ đến các em học sinh. Với sự nỗ lực của mình, cô luôn được đồng nghiệp quý trọng, các em học sinh dành nhiều tình cảm yêu thương.
Nhiều năm nay, cô giáo Y Linh (34 tuổi, dân tộc Xơ Đăng) - giáo viên Trường mầm non xã Ngọk Tụ (huyện Đăk Tô) luôn được giáo viên, phụ huynh và các em nhỏ yêu mến, quý trọng. Từ sự chân thành, nhiệt tình, tâm huyết của cô, chất lượng giáo dục mầm non tại các thôn khó khăn của xã Ngọk Tụ đã được nâng lên, phụ huynh tin tưởng, yên tâm khi gửi gắm con em đến trường.
Vượt qua nghịch cảnh khi chồng mất vì ung thư, con gái bị bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh, cô giáo Nguyễn Thị Lý vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt việc “trồng người” và thiện nguyện cho học sinh vùng khó.
Với tinh thần tương thân tương ái, chung tay sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, thời gian qua, Hội LHPN xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) đã triển khai nhiều mô hình, hoạt động ý nghĩa. Một trong số đó phải kể đến là mô hình “Tủ chia sẻ”.
Từ một gia đình nông dân đồng bào DTTS có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải chạy ăn từng bữa, nhưng nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt, đến nay gia đình bà Y Đoan dân tộc Xơ Đăng, thôn Giang Lố 1, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi vươn lên thoát nghèo và trở thành một nông dân sản xuất giỏi.
Gần 10 năm qua, cô giáo Quách Thị Nụ (28 tuổi, dân tộc Mường, Trường PTDTBT Tiểu học Ngọk Tem, huyện Kon Plông) luôn tận tâm bám làng gieo chữ, được học sinh, thầy cô và người dân yêu quý. Từ sự tận tâm ấy đã giúp nhiều trẻ em DTTS tích cực đến trường học tập, nuôi ước mơ cho tương lai.
Bước qua tuổi 80, ông A Hyui (làng O, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy) vẫn vẹn nguyên tình yêu với những chiếc nia, chiếc gùi. Dù mắt mờ, tay yếu, nhưng những lúc rảnh ông lại bầu bạn với sợi nan, sợi lạt, miệt mài đan lát.
“Năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu” là nhận xét của bà con nhân dân thôn Nhơn Bình, xã Sa Nhơn (huyện Sa Thầy) khi nói về ông A Thứt (sinh năm 1975) hiện là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Nhơn Bình.
Trong khi nhiều bạn trẻ thích chơi piano, organ, violon thì cô bé Y Thiên An lại có đam mê mãnh liệt với nhạc cụ dân tộc truyền thống và ngày càng chứng tỏ tài năng thiên bẩm của mình.
Trải qua hơn 61 mùa rẫy, mắt đã mờ, đôi tay chai sạn theo nắng mưa, nhưng mỗi khi ngồi vào khung cửi, bà Y Vit (làng Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) lại thoăn thoắt đôi tay, thể hiện những kỹ năng dệt chuyên nghiệp, tạo ra những chiếc khăn, tấm thổ cẩm phục vụ đời sống sinh hoạt.
Ông A Prữih, 68 tuổi, dân tộc Ba Na, già làng thôn Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) từ xưa đến nay luôn sống với phương châm “nói đi đôi với làm". Nhờ đó, ông được bà con tin tưởng, tín nhiệm “giao trọng trách” làm già làng từ năm 2005 đến nay.
Tháng 7/2023, ông Bùi Văn Quyển (sinh năm 1967, làng Tum, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy) vinh dự là đại diện duy nhất của tỉnh Kon Tum được Hội Nông dân Việt Nam công nhận là “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2003. Đây là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực, dám nghĩ dám làm, không ngừng học hỏi vươn lên của ông trong hơn 30 năm qua.
“Em luôn tự hào và biết ơn mẹ, vì những gì tốt nhất, lành lặn nhất mẹ đã dành cho em”- câu văn của Thái Trần Khôi Nguyên, con trai của chị Trần Thị Chanh đã khiến tôi không kìm được xúc động.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.