Nguồn thu nhập của giáo viên không thể “cứu giúp” những con vật hoang dã, anh đã tranh thủ nguồn ủng hộ từ người thân, các cựu sinh viên đã từng theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum đang công tác trên địa bàn; viết thư gửi đến các tổ chức, cá nhân kêu gọi sự giúp đỡ trong công tác bảo tồn động vật hoang dã...
“Năng nhặt, chặt bị”, cuộc sống kinh tế của gia đình anh Phượng ngày càng khấm khá. Đến nay, gia đình anh Phượng có 12ha cây cao su đã cho thu hoạch, gần 2ha cây cà phê, hơn 1,2ha ao nuôi cá, 0,5ha lúa nước, 2,1ha cây bời lời, trên 12ha mỳ…
Gương mẫu, nói đi đôi với làm, gắn bó chặt chẽ với dân, chị HLư – Bí thư chi bộ thôn Kon Tum Kơ Nâm, phường Thống Nhất (TP.Kon Tum) luôn được bà con dân làng tin yêu.
“Bây giờ, ở làng này chỉ có mình là còn ghè Yang thôi. Ghè này thể hiện nét tinh túy và truyền thống của dân tộc, mình sẽ cố gắng giữ gìn và không bao giờ bán với bất cứ giá nào” – bà Y Ngir khẳng định.
Những hôm lạnh giá, chứng kiến cảnh các em đến lớp với tấm áo mong manh và chân không có dép để đi, thầy giáo Phùng Hoài Sơn băn khoăn và suy nghĩ mình phải làm gì để giúp đỡ các em nhỏ có cái áo ấm mặc đi học...
Hơn 22 năm làm báo ở Kon Tum, tôi đã đặt chân đến hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh này. Có xã đến vài ba lần, có xã vài chục lần.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.