• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Nét đẹp đời thường

Mặt trời trong bóng đêm

12/05/2025 06:01

Tôi đã lặng người khi nghe Y Un Diễm kể về hoàn cảnh của mình. Và cũng chính tôi đã thốt lên thán phục khi biết Diễm là một trong số rất ít các bạn sinh viên “ẵm” học bổng “Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á- YSEALI”. Từ những nỗ lực phi thường, cô sinh viên Gié- Triêng Y Un Diễm (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông) đã chứng minh: Khát vọng, hoài bão, nỗ lực là động lực để chiến thắng bản thân, thay đổi hoàn cảnh.

Y Un Diễm (trái), tự hào khi được giới thiệu về đất nước, dân tộc cho bạn bè trên thế giới. Ảnh nhân vật cung cấp

 

Đường học lắm chông chênh

Như có một sự thôi thúc, tôi nhấc máy gọi cho Y Un Diễm vào giữa trưa. Qua cuộc gọi video bên zalo, trong căn phòng trọ ở gần Trường Đại học Tây Nguyên (Đắk Lắk), Y Un Diễm nở nụ cười nhẹ nhàng chia sẻ về hành trình viết tiếp con chữ, chạm tay vào 3 học bổng. 2 giờ lắng nghe và thấu hiểu, tôi chợt thấy, Diễm như mặt trời trong bóng đêm. Dẫu cuộc sống, hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm, Diễm vẫn tỏa sáng theo cách của riêng mình.

Bố mẹ ly hôn từ khi Diễm mới 5 tuổi. Em gái Diễm lại gặp khó khăn về thể chất lẫn trí tuệ. Năm học lớp 7, bà ngoại Diễm mắc bệnh hiểm nghèo. Một cuộc sống không bình lặng như thử thách Diễm- cô bé năng động, nhiệt huyết.

Năm lớp 9, khi chuyển từ Ngọc Hồi về ở với bà nuôi và theo học tại huyện Tu Mơ Rông, trước sự thay đổi lớn về hoàn cảnh khiến Diễm ít nói, trầm lặng. May mắn thay, với sự động viên của bà nuôi, Diễm từng bước tìm lại chính bản thân mình. “Những năm cấp 3, đỉnh điểm là năm lớp 12, em tự động viên mình phải cố gắng học thật tốt để có thể xét tuyển vào các trường đại học. Suốt thời gian đó, ngày nào em cũng dậy từ 4h, 4h30 sáng để học bài. Và những nỗ lực đã được đền đáp với một học bạ đẹp như mong đợi”- Diễm chia sẻ.

Học bạ đẹp vẫn không đủ để thay đổi những khó khăn thực tại của cuộc sống. Không có sự định hướng mà nhất là không có tiền, Diễm chưa có con đường nào khác ngoài việc khép lại việc học. Cuối năm lớp 12, sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, Diễm xuống thành phố Kon Tum kiếm việc làm để trang trải cuộc sống.

Đi làm nhưng Diễm vẫn ao ước được đi học như bao bạn bè khác. Trong quá trình làm việc, Diễm may mắn được một cô giáo giới thiệu cho theo học tại một lớp quản trị nhà hàng, khách sạn của một tổ chức trên địa bàn tỉnh. “Chỉ cần một hy vọng nhỏ nhoi cũng đủ để lóe sáng. Đó là cơ hội để em bước ra bên ngoài. Khi biết việc học hoàn toàn miễn phí, em sẵn sàng chớp lấy cơ hội”- Diễm kể.

Sau 6 tháng học lý thuyết, Diễm được vào Thành phố Hồ Chí Minh để thực tập. Chân ướt chân ráo từ miền quê ra đô thị phồn hoa chỉ với 1,5 triệu đồng từ mẹ cho, Diễm phải tự trang trải tất cả các chi phí. Để nuôi sống được chính mình, ban ngày em đi thực tập, tối đi chạy bàn đến tận khuya. “Những lúc túng thiếu, em cũng phải mượn mọi người để trang trải. May mắn, mọi người đều giúp đỡ”- Diễm cười.

Sau khi thực tập, với sự nhạy bén, Diễm được nhận vào làm nhân viên tại 1 khách sạn 4 sao. Tại đây, trong quá trình làm, được tiếp xúc, giao tiếp bằng tiếng Anh với mọi người, Diễm càng nhận thức được rằng, học- là con đường ngắn nhất để thay đổi cuộc sống. Và Diễm cũng nghĩ, học tiếng Anh rất quan trọng, mở ra nhiều cơ hội. Từ suy nghĩ đến quyết tâm, Diễm làm lụng, để dành tiền rồi nộp hồ sơ vào Trường Đại học Đà Lạt, theo ngành sư phạm tiếng Anh.

Diễm dành toàn bộ số tiền tích lũy trong quá trình làm, cộng thêm việc vừa học vừa làm để trang trải chi phí học tập. Những tưởng mọi thứ sẽ bước sang một trang mới, nhưng chưa kịp mỉm cười, cuộc sống lại tiếp tục thử thách ý chí, sức chịu đựng của Diễm. Hoàn thành học kỳ I tại trường, sau kỳ nghỉ tết, từ nhà trở lại trường, Diễm bị tai nạn dập xương gối, rạn xương vai. Diễm nhớ lại: “6 tháng trời em không thể hoạt động bình thường. Vừa điều trị, em vừa học online, vừa bán hàng online để trang trải. Song nhìn thực tế, em biết mình không thể chi trả các chi phí học tại trường nên một lần nữa, em đành chấm dứt việc học”.

Không đi học, ở nhà bán hàng online nhưng tâm trí Diễm lúc nào cũng luôn suy nghĩ: phải học, phải học. Vậy là, trong khó khăn, Diễm lại liều mình nộp đơn vào học sư phạm tiếng Anh tại Đại học Tây Nguyên. Diễm đậu vào ngành sư phạm tiếng Anh, năm 2022, em khăn gói qua Đắk Lắk, thuê trọ để theo học.

“Em phải tự trang trải mọi chi phí nên thực sự rất áp lực. Thời gian đầu, em đăng ký làm gia sư, làm trợ giảng tại một trung tâm tiếng Anh. Em gần như không có thời gian rảnh. Tuy vậy, em sắp xếp công việc thật khoa học để vừa làm tốt, vừa tham gia sôi nổi các hoạt động trên trường và đặc biệt để luôn đảm bảo việc học tốt nhất”- Diễm chia sẻ.

Y Un Diễm (bên trái) luôn nỗ lực trong mọi hoạt động. Ảnh nhân vật cung cấp

 

Chinh phục 3 học bổng lớn

Năm nhất tại trường, qua việc tiếp cận các thông tin, Diễm có định hướng sẽ cố gắng, nỗ lực để tiếp cận các học bổng để trang trải việc học. Với việc tham gia sôi nổi các hoạt động, thời gian biểu rõ ràng, cùng sự nỗ lực hết mức để viết tiếp con chữ, khi là sinh viên năm 2, Diễm được nhận học bổng HESSEN của Cộng hoà Liên bang Đức dành cho sinh viên xuất sắc khu vực Tây Nguyên năm 2022 - 2023. Tiếp tục năm 3, em tiếp cận và đạt học bổng giữa Quỹ Xã hội bảo an phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

“Trong quá trình học, em thấy một người chị chia sẻ về hành trình tại Mỹ bằng học bổng “Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á- YSEALI” được tài trợ toàn phần bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Em ao ước một ngày mình sẽ đậu được học bổng đó, được đặt chân đến nước Mỹ, được học những điều mới mẻ từ nơi này. Chỉ cần một tia hy vọng, em lại có động lực để bắt đầu. Em tra cứu, tìm hiểu thông tin về học bổng. May mắn, được cô cố vấn đại học chia sẻ, định hướng phải liệt kê ra các việc phải làm, những nỗ lực để hướng đến học bổng, em quyết tâm hành động để “chinh phục” YSEALI”- Diễm chia sẻ

Và rồi, sau những nỗ lực vừa học, vừa làm, với sự giúp đỡ của mọi người, Diễm là một trong số ít các bạn sinh viên chạm được đến học bổng YSEALI. “Nói thì đơn giản nhưng để đậu học bổng, thật sự rất vất vả. Em phải tranh thủ mọi thời gian rảnh để viết luận, hoàn thiện hồ sơ. Em phải đánh đổi giấc ngủ để có thời gian chuẩn bị. Ngày nhận tin đậu học bổng, em mừng đến run rẩy. Nỗ lực, chăm chỉ, hy vọng và quyết tâm, mong ước cũng thành hiện thực”- Diễm cười.

Trở về sau 5 tuần học ở Mỹ, Diễm tự tin hơn. Tiếp tục quá trình học của mình, cô sinh viên trẻ vẫn với phương châm cố gắng, chăm chỉ, nỗ lực không ngừng. Chia sẻ về mục tiêu trong tương lai, Diễm cho biết, em đang ấp ủ một dự án dành cho các bạn sinh viên người DTTS. “Khó khăn lắm mới được học nên em luôn đặt ra mục tiêu để học thật tốt. Em đang nỗ lực để có thể tiếp cận các học bổng để tiếp tục học thạc sĩ. Em vẫn luôn dặn bản thân phải học thật tốt để trở về quê hương làm những việc có ích cho quê hương, cho cộng đồng”- Diễm nói.

Thời gian trôi qua, Diễm vẫn nhớ mãi ngày khoác lá cờ Việt Nam, trong bộ trang phục Gié- Triêng giới thiệu đến bạn bè trên thế giới về đất nước, dân tộc mình. Với niềm tự hào đó, Diễm hy vọng sẽ truyền cảm hứng về nỗ lực vượt khó cho các bạn trẻ, để cùng nhau phát triển, thay đổi hoàn cảnh.

“Em biết ơn những khó khăn vì chính khó khăn đã tạo nên một Diễm đầy động lực và ý chí. Em biết ơn mọi người đã luôn kề vai, động viên, giúp đỡ em. Và em cũng biết ơn những học bổng đã giúp em nuôi được con chữ. Từ hành trình của mình, em muốn nói rằng, khó khăn không phải là rào cản mà là động lực, bàn đạp để em vươn xa hơn. Chặng đường sắp đến, em mong muốn sẽ làm được nhiều hoạt động cho cộng đồng để tri ân, để tiếp thêm ngọn lửa, giúp nhiều hoàn cảnh vươn lên trong cuộc sống”- Diễm chia sẻ.

HOÀI TIẾN

   

Các tin khác

  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
  • Những người mẹ đỡ đầu cho trẻ mồ côi ở vùng biên
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Ngày về
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • [INFOGRAPHIC] Quảng Ngãi (mới) phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • [INFOGRAPHIC] 121 nghìn tỷ đồng dành chi trả chế độ cho các đối tượng nghỉ việc sau sắp xếp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by