6 năm gắn bó với công tác Hội phụ nữ cơ sở trong vai trò là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ 3, phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum), bà Nguyễn Thị Sáu (65 tuổi) là người cán bộ Hội tiêu biểu vì lòng nhiệt tình và tận tâm với các hoạt động của Hội phụ nữ cơ sở được chị em hội viên tin yêu, cảm mến.
Cùng tôi đi bộ trên con đường bê tông phẳng phiu, ngắm nhìn những ngôi nhà “3 cứng” rộn ràng tiếng cười đùa trẻ con, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Vũ Văn Cương (Chi nhánh 716, Binh đoàn 15) – Trưởng thôn 6 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai) cười mãn nguyện. Bởi anh xem nơi đây như quê hương thứ 2 của mình, luôn gắn bó với người dân, cùng dân xây dựng nơi đây ngày càng khởi sắc.
Không chỉ là người sống gương mẫu, gần gũi mà ông Đinh Công Tặn (68 tuổi, dân tộc Mường), Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi còn là người luôn nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì dân làng.
Nhiều người dân ở xã Ia Dom (huyện Ia Rai) khen ông Lữ Văn Luận (dân tộc Thái) – Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn 1 là cán bộ tận tụy, hết lòng với việc chung.
Luôn cần cù, nỗ lực không ngừng, ông A Diêu vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no trên mảnh đất quê hương. Năm 2021, ông được công nhận là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
Ở thôn Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum), nói đến ông A Nưih (72 tuổi) - Trưởng Ban công tác Mặt trận, thì người dân đều dành cho ông những lời tốt đẹp. Bởi, ông là người luôn gương mẫu, hết mình với công việc, vì thôn và vì người dân.
Dù không học qua trường lớp nào, nhưng ông Võ Ngọc Dũng (59 tuổi, thôn Kon Slạc, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy), được biết đến là người tâm huyết, đam mê và rất hiểu về văn hóa nghệ thuật. Ông được mọi người vẫn gọi vui là “biên đạo nghệ thuật” của thôn, làng.
Hơn 17 năm gắn bó với Chi hội phụ nữ thôn Sơn An (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy), trong đó, có 8 năm là Chi hội trưởng, chị Nguyễn Thị Hương luôn nhiệt huyết, tận tâm với công tác hội và phong trào phụ nữ, tổ chức xây dựng Chi hội ngày càng đoàn kết, giúp đỡ hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Đến làng Rắc, xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy), tôi được nghe dân làng nhắc nhiều đến ông A Grửi (dân tộc Gia Rai), bởi ông là bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn sâu sát, hết lòng với bà con và đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình.
Đến thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), hỏi thăm về gương phụ nữ người Brâu chịu khó, cần mẫn lao động, làm kinh tế giỏi, tôi được Hội LHPN xã giới thiệu về chị Nàng Thái.
Tôi gọi anh A Sinh (36 tuổi) là “hạt nhân” ở thôn Pu Tá (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông), bởi đây là bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn gương mẫu, tận tình với công việc và hơn hết là một trong những người tiên phong trồng sâm Ngọc Linh và giúp đỡ bà con cùng vươn lên phát triển kinh tế.
Chị Y Nga (32 tuổi)- Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn 12, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) không chỉ luôn hết lòng vì việc chung, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế-xã hội tại địa phương mà còn là tấm gương phụ nữ trẻ năng động, chịu khó, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào vì lợi ích của hội viên.
Phát huy vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn, trong 13 năm qua, ông A Khăm ở thôn Tê Rông, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) luôn luôn nỗ lực, đem hết sức mình để cùng với các hội viên nông dân phát triển kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho hội viên.
Nhận được học bổng “Tặng chữ thoát nghèo” gồm tiền hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp THPT, tiền sinh hoạt hàng tháng và toàn bộ học phí đại học, nhưng em Trần Thị Lệ Thủy (dân tộc Xơ Đăng), học sinh lớp 12A, Trường PTTH DTNT tỉnh đã làm đơn xin nhường suất học bổng cho học sinh khác có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn.
Tôi gặp anh A Bứi (SN 1986)- Phó Chủ tịch UBND xã Sa Sơn kiêm Bí thư chi bộ làng Bar Gốc trong chuyến công tác về làng Bar Gốc (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy) đầu tháng 6. Anh là cán bộ trẻ năng động, trách nhiệm, tích cực vận động dân làng tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Trương Khánh Huyền là một trong những học sinh tiêu biểu, gương mẫu của Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (thành phố Kon Tum). Với tình yêu dành cho Tiếng Việt, em say mê tìm tòi, học hỏi để ngày càng hiểu thêm những cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc mình. Trong năm học 2021 – 2022, em đã xuất sắc đạt giải Ba cuộc thi “Trạng nguyên Tiếng Việt” cấp quốc gia.
Những ngày cuối năm học 2021-2022, về Trường TH – THCS Lý Tự Trọng (xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi) tôi được nghe nhiều câu chuyện về những học sinh nêu cao tính trung thực, nhặt được của rơi đều tìm trả lại cho người đánh mất.
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cựu chiến binh Tạ Tiến Nghĩa (sinh năm 1986, ở thôn 5, thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy) luôn năng động, sáng tạo phát triển chăn nuôi heo quy mô trang trại và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Người dân làng Plei Trum Đăk Choăh (phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) thường gọi anh A Linh (43 tuổi) là một nông dân ham học hỏi, tìm hiểu các kiến thức trồng trọt và chăn nuôi, từ đó áp dụng vào thực tế để triển khai những cách làm, mô hình hay, phát triển kinh tế gia đình.
Nhắc đến Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn A Nẻo (50 tuổi) ở thôn Đăk Kang Yốp (xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà), người dân ai cũng biết và quý mến. Bởi, ông không chỉ sống rất hiền lành, thân thiện mà luôn nhiệt tình, tận tâm, trách nhiệm với việc làng, việc xóm và bà con dân làng.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.