Những năm qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông chủ động xây dựng nguồn giống sản xuất đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu giống của các địa phương trên địa bàn, nhằm triển khai các dự án hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến kỳ thu hoạch lúa vụ mùa 2020, thế nhưng bà con nông dân phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum lại không khỏi lo lắng trước hiện tượng “lúa ma” (tên bà con nông dân tự đặt) xuất hiện rất nhiều trên đồng ruộng.
Trên địa bàn tỉnh vài năm trước đây, nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư trồng thử nghiệm cây mắc ca. Một số vườn cây đến nay đã cho thu hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế cao, gợi mở một hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông dân trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành và các địa phương thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời, đẩy nhanh tiến độ hình thành phát triển khu kinh tế và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
10 năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tỉnh ta chú trọng đầu tư thực hiện, mang lại những kết quả đáng kể, mở ra cánh cửa thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình.
Sau 5 năm triển khai nguồn vốn cho vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, hàng ngàn hộ dân mới thoát nghèo có cơ hội tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những chương trình tín dụng ưu đãi có ý nghĩa đối với hộ mới thoát nghèo được NHCSXH triển khai hỗ trợ vay vốn theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ mới thoát nghèo ổn định đời sống vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh về lĩnh vực nông nghiệp, những năm qua, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, các địa phương tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao. Những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được hình thành, những vùng dược liệu quy mô lớn được xây dựng; các trang trại lớn, chuỗi liên kết được triển khai, đã và đang tạo dấu ấn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Trong những ngày này về các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, đâu đâu chúng tôi cũng được chứng kiến không khí hân hoan phấn khởi hướng về Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh. Khi được phỏng vấn, ai nấy cũng đều bày tỏ niềm tin, kỳ vọng về Đại hội khi chứng kiến sự đổi thay kỳ diệu của quê hương trong thời gian qua.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, chủ động cùng với thực hiện linh hoạt những chính sách ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư nên nhiệm kỳ 2015-2020 để lại dấu ấn đậm nét trong thu hút đầu tư. Đây là tiền đề để tỉnh ta tiếp bước trong nhiệm kỳ tới nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Thời gian qua, để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch, xây dựng, cũng như tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các vi phạm trên tinh thần minh bạch, khách quan để tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, với bản tính chịu thương chịu khó, dám nghĩ dám làm, sau hơn 10 năm thực hiện mô hình trồng xen các loại cây ăn trái, anh Vũ Văn Thái ở xã Ia Chim, thành phố Kon Tum đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai trong mùa mưa bão gây ra, ngay từ tháng 3, các địa phương của huyện Ia H’Drai đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2020.
Trong 5 năm qua (2015-2020), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ia H’Drai đã xây dựng mạng lưới hoạt động với 3 điểm giao dịch tại 3 xã (Ia Dom, Ia Tơi, Ia Đal), 42 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 21 thôn trong toàn huyện. Thông qua hoạt động cho vay, vốn tín dụng chính sách đang phát huy hiệu quả ở địa phương.
Học hỏi mô hình khoan lấy mủ cao su từ khí ethylen ở huyện Đăk Hà vào năm 2018 và thử nghiệm hiệu quả trên vườn cây của gia đình, anh Nguyễn Văn Hiển - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân trồng cao su trên địa bàn áp dụng.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc triển khai các giải pháp thúc đẩy và giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 cần được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Với việc thành lập Tổ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, tỉnh Kon Tum thể hiện quyết tâm khơi thông "dòng chảy" vốn đầu tư công, góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sáu tháng cuối năm 2020.
Những năm qua, huyện Đăk Hà đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp thực hiện tái canh cây cà phê theo hướng bền vững nhằm từng bước thay thế diện tích cây cà phê già cỗi, sâu bệnh, năng suất thấp bằng giống cà phê có năng suất, chất lượng cao. Sau 5 năm thực hiện chương trình, việc tái canh cây cà phê bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế và khẳng định đây là hướng đi đúng để nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê trên địa bàn.
Thời gian qua, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Kon Plông có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo và nâng cao thu nhập.
Những năm qua, nhờ triển khai lồng ghép các chương trình, đề án và huy động các nguồn lực đóng góp đã tạo ra sức mạnh tổng hợp trong tập trung vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo của tỉnh. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngườì dân, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, thể hiện chính sách ưu việt của Nhà nước ta.
Trong 5 năm qua (2015-2020), các cấp Hội Nông dân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ cho nông dân về nguồn vốn, giống, phân bón, kỹ thuật... Qua đó, đã góp phần động viên, khích lệ hội viên, nông dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo.
Nếu lấy năm 2017 là mốc đánh dấu cho sự quan tâm của tỉnh đối với chương trình khởi nghiệp của thanh niên, doanh nghiệp trên địa bàn (theo Thông báo số 65/TB-UBND ngày 11/04/2017 về tổ chức tiếp nhận, xét duyệt dự án, ý tưởng khởi nghiệp) thì đến nay Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đã thực hiện hơn 3 năm.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.