Nhiều người cho rằng, Kon Tum đang “cầm vàng trên tay” với việc Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ “Ngọc Linh”
và cà phê “Đăk Hà”. Tuy nhiên, để có “vàng” đã khó, giữ được “vàng”, không để “vàng” rơi và cho “vàng” sinh lợi lại càng khó hơn, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, hiệu quả.
Từ giữa tháng 5/2020 đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở huyện Ngọc Hồi có nhiều diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Trước tình hình đó, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương nơi có ổ dịch xảy ra triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
An toàn cho các hồ đập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống lũ lụt mùa mưa bão nhằm bảo vệ sản xuất, tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì vậy, thời điểm này, các ngành, các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh.
Năm 2008, có 28 hộ dân thôn Kon Đrei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) liên kết với Nông trường Cao su Thanh Trung (Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum) trồng 34 ha cao su. Tuy vậy, đến nay, toàn bộ diện tích vườn cây vẫn chưa được khai thác. Bà con đã kiến nghị nhiều lần, chính quyền địa phương cũng quan tâm đặt vấn đề, song đến nay, thực tế này vẫn chưa được giải quyết.
Sáng 25/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội nghị Sản xuất nông nghiệp trong Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội, thách thức và phát triển.
Từ đầu năm đến nay, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, tạo thế và lực để bứt phá trong giai đoạn mới.
Những năm qua, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) đã huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, hỗ trợ người dân trên địa bàn xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân.
Phát huy kết quả từ những mô hình trồng bí Nhật, cà chua, dâu tây, mô hình thủy canh rau các loại…, hiện nay, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang cùng với doanh nghiệp triển khai mô hình trồng dưa lưới thủy canh hồi lưu, bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Trong 2 ngày, 22 -23/6, UBND huyện Đăk Hà phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Đăk Hà đợt 1 năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành gỗ bị dừng các đơn hàng và dự báo khó khăn có thể tiếp tục kéo dài từ 3 - 6 tháng tới, thậm chí là tác động kép nhiều vòng đến cuối năm và kéo dài sang năm 2021.
Sáng 19/6, tại thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô), Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phối hợp với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chi nhánh tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo tập huấn đầu vườn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.
Giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu bảo tồn và nhân giống một số loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu, có giá trị dược liệu cao tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông. Việc khai thác bền vững nguồn dược liệu tự nhiên này đạt trữ lượng trên 50 tấn nguyên liệu/năm và phát triển 2.500 ha vùng nuôi trồng dược liệu tập trung.
Sáng 17/6, UBND xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) phối hợp với các ngành chức năng của huyện tiến hành tiêu hủy 25 con lợn (tổng trọng lượng trên 1.550 kg) bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
Nắng hạn kéo dài, mùa mưa đến muộn khiến cho người trồng cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà không chỉ phải tốn kém, vất vả mà còn thấp thỏm lo lắng về năng suất của vụ cà phê này.
Không còn là xã vùng biên hẻo lánh, sau nhiều năm trở lại, được đi trên các đường làng được bê tông hóa, ngắm nhìn những dãy đồi cao su bạt ngàn, những trang trại cây ăn quả sum sê xanh tốt, gặp những con người nông dân chân chất, hào sảng bàn về phát triển kinh tế, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng về sự chuyển mình và đổi thay nhanh ở xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy).
Vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đăk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy) đã vinh dự đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Đây là niềm vui, tự hào và cũng là tiền đề để cán bộ và nhân dân xã Đăk Tơ Lung tiếp tục đoàn kết, phấn đấu nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.
Ngày 13/6, tại xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà), Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ thương mại ứng dụng công nghệ cao Bắc Tây nguyên Farm tổ chức Hội nghị thành lập và ra mắt HTX.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.