Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc triển khai các giải pháp thúc đẩy và giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 cần được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Với việc thành lập Tổ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, tỉnh Kon Tum thể hiện quyết tâm khơi thông "dòng chảy" vốn đầu tư công, góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sáu tháng cuối năm 2020.
Những năm qua, huyện Đăk Hà đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp thực hiện tái canh cây cà phê theo hướng bền vững nhằm từng bước thay thế diện tích cây cà phê già cỗi, sâu bệnh, năng suất thấp bằng giống cà phê có năng suất, chất lượng cao. Sau 5 năm thực hiện chương trình, việc tái canh cây cà phê bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế và khẳng định đây là hướng đi đúng để nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê trên địa bàn.
Thời gian qua, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Kon Plông có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo và nâng cao thu nhập.
Những năm qua, nhờ triển khai lồng ghép các chương trình, đề án và huy động các nguồn lực đóng góp đã tạo ra sức mạnh tổng hợp trong tập trung vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo của tỉnh. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngườì dân, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, thể hiện chính sách ưu việt của Nhà nước ta.
Trong 5 năm qua (2015-2020), các cấp Hội Nông dân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ cho nông dân về nguồn vốn, giống, phân bón, kỹ thuật... Qua đó, đã góp phần động viên, khích lệ hội viên, nông dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo.
Nếu lấy năm 2017 là mốc đánh dấu cho sự quan tâm của tỉnh đối với chương trình khởi nghiệp của thanh niên, doanh nghiệp trên địa bàn (theo Thông báo số 65/TB-UBND ngày 11/04/2017 về tổ chức tiếp nhận, xét duyệt dự án, ý tưởng khởi nghiệp) thì đến nay Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đã thực hiện hơn 3 năm.
Những năm qua, các cấp chính quyền, đoàn thể huyện Kon Rẫy phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các ngân hàng khác triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi giúp hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trong 3 năm qua, mô hình trồng ổi theo phương thức hữu cơ của chị Nguyễn Thị Hoài (40 tuổi) ở tổ 2, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Thời gian qua, các cấp, các ngành cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Sa Thầy đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP.
Trong những năm qua, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và triển khai phát triển thương mại điện tử (TMĐT). Việc phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh có những bước chuyển quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Huyện Kon Plông có khí hậu mát mẻ, hệ động vật và thực vật quý hiếm, đồng thời có bản sắc văn hóa độc đáo của các DTTS tại chỗ. Chính vì thế, ngày 4/12/2015, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1237/QĐ-UBND “về phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen” (viết tắt là Quyết định số 1237). Trải qua gần 5 năm thực hiện, đến nay, diện mạo ngành du lịch của huyện đã có nhiều khởi sắc.
Những con đường bê tông phẳng lì; những ngôi nhà nằm san sát, những rẫy cà phê, bời lời, cao su xanh ngát phủ xanh những quả đồi; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, cái đói đã được đẩy lùi, hộ nghèo cũng giảm nhanh… là những đổi thay mà chúng tôi cảm nhận được khi trở lại xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô).
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại và có những diễn biến phức tạp hơn đợt dịch trước thì phương án đi chợ online lại được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4/3/2005 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thời gian qua, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sinh ra, lớn lên từ làng, cả tuổi thơ gắn bó với ruộng rẫy đã gieo vào lòng những cô bé, cậu bé người Xơ Đăng, Ba Na một tình yêu bền chặt với ruộng đồng. Để hôm nay, ở tuổi trưởng thành, cũng những cô bé, cậu bé ấy đã mạnh dạn rời làng, mang trong mình khát vọng làm giàu từ nông nghiệp.
Hiện tại, chăn nuôi nông hộ, nhất là chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Nhưng, thực tế cho thấy, hình thức chăn nuôi này đang ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần phải có sự chuyển đổi phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Trong 5 năm qua, chị Đặng Thị Ngọc Trang ở thôn 8, xã Diên Bình (huyện Đăk Tô) tìm tòi học hỏi, mạnh dạn đầu tư trồng nấm hữu cơ sạch nhằm phát triển kinh tế gia đình. Hiện tại, mô hình của chị Trang khẳng định được hiệu quả kinh tế vượt trội.
Sau Đại hội Đảng bộ huyện khóa VII, nhiệm kỳ 2020-2025, cả hệ thống chính trị huyện Ngọc Hồi tập trung triển khai thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra; trong đó, nỗ lực phấn đấu, thực hiện đạt chỉ tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Đợt tái bùng phát Covid-19 gần đây là “cú đánh bồi nặng nề” đối với các doanh nghiệp, vốn chưa kịp phục hồi sau làn sóng Covid-19 thứ nhất. Nhưng thay vì hoảng sợ, họ tìm cách sống chung an toàn và lâu dài với Covid-19. Mục tiêu là tồn tại! Vì đó là thái độ rất đáng trân trọng.
Để xây dựng thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại II, thời gian qua, UBND tỉnh và UBND thành phố Kon Tum đã triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, hệ thống cây xanh, vườn hoa, xử lý rác thải...
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.