• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025    Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5    Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh   

Kinh tế

“Cú hích” cho giải ngân vốn đầu tư công

18/09/2020 13:01

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc triển khai các giải pháp thúc đẩy và giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 cần được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Với việc thành lập Tổ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, tỉnh Kon Tum thể hiện quyết tâm khơi thông "dòng chảy" vốn đầu tư công, góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sáu tháng cuối năm 2020.

Hồi đầu năm, tôi từng bị một lãnh đạo ngành “chiếu tướng” vì dám nói với anh rằng “trong năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công sẽ khá… ì ạch”.

Tất nhiên, để đưa ra dự báo ấy, tôi đã tham khảo những bài viết cảnh báo của các chuyên gia kinh tế về tác động của vi rút Corona (khi ấy dịch bệnh Covid- 19 chưa được gọi tên) đối với nền kinh tế đất nước, trong đó có đầu tư công.

Nhưng đồng chí lãnh đạo ngành lại cho rằng, tôi đang “võ đoán” và “thiếu niềm tin”. Theo anh, với sự chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm của UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương, và nhất là vai trò đặc biệt quan trọng của vốn đầu tư công trong phát triển địa phương, sẽ không tái diễn tình trạng ì ạch trong giải ngân như tôi nói.

Hàng năm đều có những dự báo như vậy, nhưng cuối năm thì sao, tỷ lệ giải ngân vẫn đạt gần 100% cả- anh dẫn chứng.

Cuối tháng 8, tôi bất ngờ nhận được email của anh. Trong mail anh xác nhận giải ngân vốn đầu tư công đang chậm, đồng thời bày tỏ sự áy náy vì đã “khó chịu” khi tôi đưa ra ý kiến của mình về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, mà lẽ ra, với công việc của mình, anh nên kiên nhẫn lắng nghe.

“Đôi khi chấp nhận thực tế lại khó hơn người ta nghĩ. Nhưng khi chấp nhận được nó, thì chúng ta sẽ xác lập quyết tâm để vượt qua thực tế ấy”- anh viết.

Đặc biệt hơn, trong email anh đính kèm Quyết định số 638/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập Tổ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 của tỉnh Kon Tum.

Anh gọi đó là “cú hích” mạnh mẽ cho giải ngân đầu tư công. Tất nhiên tôi cũng cho là như vậy, bởi việc thành lập Tổ chỉ đạo vào thời điểm này cho thấy tính bức thiết của vấn đề. Và tôi tin rằng, bất cứ ai từng lo lắng về sự ì ạch trong giải ngân vốn đầu tư công đều có chung kỳ vọng Tổ chỉ đạo sẽ đem lại sức bứt phá mới cho lĩnh vực “mới mà cũ này”.

Vì sao việc thành lập Tổ chỉ đạo lại được hoan nghênh và kỳ vọng đến vậy?

Sẽ là dễ hiểu nếu như ta điểm qua một số nét cơ bản về “bức tranh” giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh, tính đến đầu tháng 8/2020.

Vốn đầu tư công đang là động lực quan trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Ảnh: H.L 

 

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến ngày 31/7, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 mới đạt 32,52% so với kế hoạch, tương ứng 1.225.454 tỷ đồng. Nếu tính riêng kế hoạch năm 2020 được Trung ương giao thì giải ngân được 1.209.495 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 41,92% so với kế hoạch giao.

Theo các chuyên gia, điều này có vẻ đi ngược với quy luật. Bởi vốn đầu tư công là một trong các đòn bẩy quan trọng để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng, từ đó phát triển kinh tế- xã hội, nên cần khai thác tối đa. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm lại diễn ra hàng năm, kéo dài từ nhiều năm nay.

Câu hỏi đặt ra là, đâu là nguyên nhân và giải pháp để gỡ bài toán về giải ngân vốn đầu tư công hiện nay?

Theo dõi các báo cáo của UBND tỉnh trong những năm gần đây có thể nhận ra, các nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, đều đã được “nhận diện” khá đầy đủ và rõ ràng. Đó là vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu; sự thay đổi chính sách và quy định, năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; việc tránh thanh toán vốn nhiều lần, chờ thanh toán một lần của cả chủ đầu tư, ban quản lý dự án và cả nhà thầu; tính chất đặc thù của chi đầu tư so với chi thường xuyên…

Bên cạnh đó, nhiều địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu cũng “kêu trời” vì niên độ ngân sách nhà nước là một năm, giao kế hoạch vốn đầu năm, quyết toán cuối năm, nên kế hoạch thực hiện, thi công xây dựng các công trình, dự án cũng phụ thuộc kế hoạch vốn. Việc lập kế hoạch chưa sát thực tế và khả năng giao vốn, khả năng giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch.

Còn phải kể đến những bất cập trong công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các sở, ngành, địa phương, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét, chưa thực sự vào cuộc; công tác đôn đốc nhà thầu triển khai thi công chưa quyết liệt và hiệu quả.

Bên cạnh những nguyên nhân “cũ”, năm 2020 xuất hiện một yếu tố có tác động tiêu cực đến giải ngân vốn đầu tư công là dịch bệnh. Không thể phủ nhận rằng, Covid-19 đã làm cho tiến độ triển khai các dự án chậm chạp, thậm chí đình trệ, dẫn đến các dòng vốn đầu tư, kể cả đầu tư xã hội và đầu tư công bị “ách tắc”.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm. Ảnh: V.P 

 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa, trong bối cảnh kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, phải coi thúc đẩy và giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 là mục tiêu lớn, quan trọng, là giải pháp then chốt để góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sáu tháng cuối năm 2020.

Để đạt được mục tiêu hoàn thành giải ngân hơn 60% vốn đầu tư công trong mấy tháng ngắn ngủi còn lại của năm 2020, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các sở, ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn vướng mắc, xử lý điểm nghẽn để khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công, coi đây là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao.

Xem xét kế hoạch giải ngân và cam kết của chủ đầu tư đối với tiến độ giải ngân của từng dự án. Trong tình hình hiện nay, các biện pháp mạnh đối với các trường hợp giải ngân không đạt tiến độ, như điều chuyển vốn cho dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ dự án hay điều chuyển chủ đầu tư dự án… cũng nên được cân nhắc, sử dụng nếu cần thiết.

Quan trọng nhất là, các cấp, các ngành cần xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị, từ đó phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, lập kế hoạch giải ngân của từng dự án; đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vấn đề chuẩn bị dự án và trách nhiệm của người đứng đầu.

Và đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất của Tổ chỉ đạo. Với “đội hình” mạnh, gồm  thủ trưởng các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, TN&MT, GTVT, NN&PTNT, Xây dựng, Văn phòng UBND tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trực tiếp làm Tổ trưởng, tin tưởng rằng, dòng chảy vốn đầu tư công sẽ được khơi thông, để hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2020.

Tổ chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành, phối hợp giữa các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, tháo gỡ hoặc đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân vốn đầu tư công; đôn đốc, thúc đẩy công tác giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo tiến độ quy định. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao liên quan đến việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh. Định kỳ hàng tháng (hoặc đột xuất khi có yêu cầu), báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của Tổ chỉ đạo và kết quả thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • [INFOGRAPHIC] Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
  • Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Vụ rừng bị phá ở huyện Ia H’Drai: Tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật
  • Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
  • Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by