Ngày 12/6, Công ty Bảo hiểm Vietinbank Tây Nguyên (VBI) phối hợp với Vietinbank Chi nhánh Kon Tum tổ chức chi trả bồi thường bảo hiểm người vay vốn cho 2 khách hàng với tổng số tiền 280 triệu đồng.
Nói không cần sách, mách ra mô hình, thi đua giúp nhau làm kinh tế, hội viên Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh chủ động liên kết, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ giúp nhau thi đua sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế.
Thời gian qua, các cấp chính quyền và ngành chức năng của huyện Kon Plông đã nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta cơ bản được đẩy lùi, huyện Kon Plông kịp thời đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn thiết lập “trạng thái bình thường mới” và đạt được những kết quả bước đầu trong thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ, UBND tỉnh đã đề ra. Trong đó, kích cầu tăng trưởng, phát triển du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu của địa phương nhằm góp phần phục hồi phát triển kinh tế “hậu dịch bệnh Covid-19”…
Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là một trong những giải pháp quan trọng góp phần vào việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Đứng trước những khó khăn, thách thức vì mủ cao su rớt giá, Đảng ủy, lãnh đạo Công ty TNHH MTV 78 (gọi tắt là Công ty 78 - Binh đoàn 15) vận dụng linh hoạt phương thức lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh, đưa Công ty vượt qua khó khăn, đảm bảo đời sống cho cán bộ, chiến sĩ và người lao động.
Dịch bệnh Covid- 19 có những tác động tiêu cực cho các hợp tác xã nông nghiệp, nhưng đây cũng được coi là cơ hội để tái cơ cấu sản xuất theo chuỗi khép kín, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất.
Thời gian qua, Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm triển khai tại tỉnh đã phát huy hiệu quả, qua đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở nông thôn.
Bắt đầu trồng thử nghiệm vào tháng 8/2019, sau 6 tháng chăm sóc, mô hình trồng chanh dây hữu cơ của anh Đặng Công Kiên (45 tuổi) ở thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi đã cho kết quả ngoài mong đợi.
Những tháng đầu năm 2020, cùng với tình trạng hạn hán gay gắt, dịch bệnh Covid-19 lại xảy ra, tạo nên “tác động kép” tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta. Vì vậy, ngay sau dịch bệnh Covid - 19 được kiểm soát, ngăn chặn, Chính phủ đề ra chủ trương xác lập “trạng thái bình thường mới” nhằm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường, phục hồi tăng trưởng, phát triển kinh tế; ngành Nông nghiệp và các địa phương kịp thời đề ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, đưa nông nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức.
Việc thúc đẩy kết nối tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh phân bố rộng rãi trên thị trường sẽ tạo động lực kích thích để các chủ thể tích cực đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng sản phẩm để chương trình OCOP thực sự mang lại ý nghĩa thiết thực.
Huyện Tu Mơ Rông có trên 86.000ha đất rừng tự nhiên, khí hậu mát mẻ, trong lành, có rất nhiều loài dược liệu quý hiếm, giá trị cao. Cùng với đó, địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và hơn 95% dân số là đồng bào DTTS tại chỗ còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Những yếu tố thuận lợi này là cơ hội cho địa phương phát triển tiềm năng du lịch cộng đồng gắn với vùng nông nghiệp công nghệ cao để tạo nên các chuỗi sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, homestay.
Hướng đến sản phẩm sạch, nâng cao giá trị sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường… là những mục tiêu hướng đến thông qua việc áp dụng mô hình trồng mít xen sầu riêng tại xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà đang được đầu tư theo tiêu chuẩn của Global GAP.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Kon Tum bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, triển khai có hiệu quả các chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và ngoại hối bảo đảm hệ thống ngân hàng trên địa bàn hoạt động an toàn, hiệu quả.
Sáng 5/6, tại Cục Quản lý thị trường tỉnh, Hội đồng xử lý tang vật tỉnh tổ chức tiêu hủy các mặt hàng vi phạm hành chính bị lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh tịch thu trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020.
Theo thời vụ, mùa khai thác mủ cao su đã bắt đầu cách đây hơn 1 tháng, tuy nhiên, nhiều hộ trồng cao su trên địa bàn tỉnh vẫn “án binh bất động” không tiến hành khai thác mủ do giá mủ đang ở mức thấp, năng suất sụt giảm.
Không thua kém các “đàn anh, đàn chị” ở thủ phủ cà phê Đăk Hà, thương hiệu Cà phê đặc sản Đăk Mar của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Thế hệ mới (THM) Đăk Mar (huyện Đăk Hà) tuy “trình làng” chưa lâu, nhưng đã tạo được dấu ấn với khách hàng.
Dám nghĩ dám làm, cộng với niềm đam mê sản xuất nông nghiệp, một nhóm bạn trẻ ở thành phố Kon Tum đã hồi sinh vùng đất trống đồi trọc ở xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) bằng cách trồng dưa lưới theo mô hình hiện đại.
Trong đợt tổng kiểm tra phương tiện cơ giới đường bộ từ ngày 15/5 - 14/6/2020, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe máy là một trong những loại giấy tờ mà lực lượng chức năng kiểm tra. Do đó, để tránh bị phạt, những ngày qua, nhiều người dân đổ xô mua bảo hiểm xe máy khiến thị trường này trở nên sôi động và cũng lộn xộn hơn bao giờ hết.
Toàn tỉnh có hơn 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp nên việc mở rộng đất sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 98.335,6 ha sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp.
Những năm gần đây, việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu các cấp mở ra cơ hội phát hiện và tôn vinh nhiều sản phẩm CNNT có chất lượng, giá trị sử dụng cao và có tiềm năng phát triển sản xuất. Hoạt động này đã trở thành đòn bẩy để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu hàng hoá, qua đó thúc đẩy CNNT phát triển.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.