Sa Thầy có tiềm năng rất lớn về du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa dân tộc, lợi thế về diện tích mặt nước lớn. Với thế mạnh ấy, Đảng bộ, chính quyền huyện Sa Thầy đang đề ra nhiều giải pháp nhằm đưa du lịch và nuôi trồng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong những năm tới.
Triển khai từ tháng 5/2019, dự án nuôi gà Lương Phượng sinh sản hướng thịt với sự tham gia của các hộ dân ở thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà đến nay đã mang lại kết quả bước đầu khả quan. Hầu hết đàn gà của các hộ dân đều sinh trưởng tốt, tỷ lệ đẻ và nở đạt yêu cầu đề ra.
HTX Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Rạng Đông (HTX NNTMDV Rạng Đông) - Trụ sở tại thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô được thành lập cách đây gần 3 năm với 9 thành viên (ở thị trấn Đăk Tô, xã Diên Bình, Tân Cảnh) chuyên sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực như trồng cà phê, cao su, rau sạch, trồng cây ăn quả… Các thành viên của HTX cùng nhau thi đua lao động sản xuất, quyết tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm để khẳng định mình.
Quê ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ nhỏ, chàng thanh niên Nguyễn Đình Đức (32 tuổi, Trưởng thôn 12, xã Đăk Tờ Re) theo gia đình vào lập nghiệp ở huyện Kon Rẫy. Không cam chịu cảnh nghèo, với ý chí quyết tâm và sự cần cù lao động, chàng thanh niên trẻ đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp “Vườn - Ao - Chuồng” mang lại thu nhập ổn định mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó phải kể đến việc phát triển hình thức nuôi cá lồng bè là một trong những giải pháp tích cực, tận dụng mặt nước tự nhiên sẵn có (sông, suối, hồ chứa thủy lợi…) được ngành Nông nghiệp và các địa phương chú trọng hướng dẫn, khuyến khích để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Từ đó, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập người dân.
Tại buổi làm việc với Đảng ủy xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei vào tháng 6/2020, đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mường Hoong nỗ lực, phấn đấu giảm 10% hộ nghèo trong năm 2020. Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, xã Mường Hoong triển khai nhiều giải pháp phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm lâm luật trên địa bàn, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Tô đã và đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, ngành liên quan và UBND các xã trong huyện triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý bảo vệ rừng.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa. Để hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi, đề phòng phát sinh dịch bệnh, huyện Sa Thầy đã chỉ đạo ngành chuyên môn và các xã, thị trấn trong huyện triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, trong đó chú trọng tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ sinh học trên cây trồng thay thế phương pháp truyền thống đang là hướng đi mới của mỗi doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, chất lượng và hiệu quả.
Sau một quá trình khảo sát, triển khai xây dựng, đến ngày 14/10, Sở Công thương chính thức đưa vào khai thác Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại cửa hàng Comcome (số 11, Hùng Vương, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô).
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững để vừa nâng cao giá trị kinh tế, vừa tăng độ che phủ rừng là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp. Với nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, hướng đi này đang cho thấy hiệu quả tích cực trong việc bảo vệ, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên rừng.
Cùng với các tỉnh, thành trong cả nước, những năm qua, tỉnh ta có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tuy nhiên, tốc độ cải thiện điểm số, môi trường đầu tư kinh doanh còn chậm hơn so với các tỉnh, thành khác nên thứ hạng chưa được cải thiện. Điều đó, đòi hỏi tỉnh ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc cải thiện Chỉ số PCI.
Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình cùng với khát vọng làm giàu chính đáng, những năm qua, các doanh nghiệp, trong đó hạt nhân là đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua xây dựng doanh nghiệp vững mạnh và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trọng tâm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế thực hiện với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Ngày 9/10, Sở Công thương tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh 9 tháng và triển khai phương hướng hoạt động của các tháng cuối năm 2020.
Sáng 9/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công thương tổ chức Hội nghị công bố, trao giấy chứng nhận và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum.
Triển khai thực hiện Chương trình OCOP, thời gian qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Rẫy đã tích cực hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao; nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sâm Ngọc Linh của người dân ngày càng tăng cao. Trong khi đó, những tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, giá cả… hiện nay vẫn chưa được hoàn thiện khiến cho việc quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán mặt hàng còn nan giải và gặp nhiều khó khăn.
Sáng 6/10, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Kon Tum và Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình ký kết hợp tác kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh, Quyết định số 1466 của UBND tỉnh về Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, bước đầu việc đầu tư phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Kon Plông mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.