Thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo nhiều dấu ấn tích cực, đóng góp những gam màu nổi bật trong bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kon Tum ở cửa ngõ Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương huyền thoại; là vùng đất có lịch sử lâu đời, có bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng sinh sống. Và đặc biệt là có khu du lịch sinh thái Măng Đen được công nhận là Khu du lịch sinh thái quốc gia. Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với Kon Tum.
Chiều 30/8, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức họp báo phát động Cuộc thi “Amazing Kon Tum” nhằm phát động sáng tác, tìm kiếm những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người, nét văn hóa của tỉnh Kon Tum.
Xác định vai trò quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, những năm qua, huyện Kon Rẫy đã chú trọng công tác truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần bảo tồn và gìn giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
Những năm qua, tỉnh ta thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động trong lĩnh vực du lịch. Qua đó, từng bước góp phần đảm bảo nguồn nhân lực du lịch phát triển ổn định, bền vững, tăng về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, du lịch trong tình hình mới, đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Được sự tài trợ của Quỹ “Đổi mới sáng tạo Vingroup”, sáng 24/8, tại thành phố Kon Tum, Viện Dân tộc học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thảo Văn hóa của tộc người Brâu ở vùng biên giới tỉnh Kon Tum hiện nay- thực trạng biến đổi và giải pháp bảo tồn.
Không chỉ chăm lo sản xuất, ổn định đời sống, đồng bào người Thái thôn 2 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai) còn hăng say tập luyện, giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc nơi mảnh đất vùng biên.
Những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện công tác “bảo tồn, phát huy giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng”. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực để các nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ một cách hiệu quả.
Sáng 17/8, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh khai mạc Hội thao Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCLĐ) lần thứ X, năm 2023.
Là một nhánh của dân tộc Giẻ Triêng vùng Bắc Tây Nguyên, người Triêng sống lâu đời ở gần biên giới thuộc địa bàn huyện Ngọc Hồi tự hào với nét đẹp văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng. Trong đó, ngoài cồng chiêng - xoang, còn phải kể đến các nhạc cụ dân tộc độc đáo được làm từ mây, tre, nứa, gỗ.
Sáng 15/8, Công an tỉnh tổ chức khai mạc Hội thi bắn súng quân dụng, giải quần vợt, bóng đá chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân, Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2023).
Tối 14/8, tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Thanh thiếu nhi tỉnh, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Bế mạc Ngày hội Văn hóa tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Kon Tum năm 2023.
Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, chiều 13/8, Giải vô địch bóng bàn các nhóm tuổi tỉnh Kon Tum năm 2023 đã bế mạc. Giải đấu năm nay có 130 vận động viên đến từ 10 đoàn của các câu lạc bộ và đơn vị, địa phương trên địa bàn.
Nhiều năm nay, không ít người đồng bào DTTS ở huyện Kon Plông có thêm thu nhập, cải thiện đời sống từ nghề biểu diễn cồng chiêng, múa xoang phục vụ cho khách du lịch.
Sáng 10/8, tại Nhà Thi đấu Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Giải vô địch bóng bàn các nhóm tuổi tỉnh Kon Tum năm 2023.
Để góp phần bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống, người Xơ Đăng ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) tích cực nghiên cứu chế tác và lưu giữ nhạc cụ dân tộc; đồng thời, trao truyền vốn văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ trẻ.
Trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu tư liệu về di tích lịch sử văn hóa Chùa Tổ đình Bác Ái, chúng tôi được biết Chùa Tổ đình Bác Ái được triều đình nhà Nguyễn sắc tứ nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử - văn hóa nhưng đã bị thất lạc, hư hỏng qua năm tháng, trong đó có chiếc Đại hồng chung (Chuông lớn).
Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, địa hình, tỉnh ta có nhiều tiềm năng để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm. Nhưng trong thực tế phát triển loại hình du lịch này vẫn còn nhiều khó khăn, chưa phát huy hết tiềm năng để trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn.
Bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, những nghệ nhân tạc tượng ở thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) đã “biến” khúc gỗ thô sơ thành những tượng gỗ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Gia Rai.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.