Những năm qua, bộ mặt kinh tế- xã hội của huyện Sa Thầy có sự phát triển vượt bậc. Theo đó, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đang từng bước được đầu tư, hoàn thiện; diện mạo nông thôn đổi thay tích cực; đời sống của người dân được nâng lên. Với bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS trên địa bàn và truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử- văn hóa, tiềm năng du lịch của huyện Sa Thầy nếu được quan tâm đầu tư, khai thác hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương phát triển.
Sáng 29/9, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống năm 2023. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, một số huyện và thành phố Kon Tum, cùng 29 nghệ nhân đến từ các địa phương trong tỉnh.
Ngày 28/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức Liên hoan Tổ Tuyên truyền văn hoá (TTVH) lần thứ V năm 2023, với sự tham gia của 79 diễn viên không chuyên đến từ 5 Tổ TTVH của 17 đơn vị cơ sở trong lực lượng BĐBP tỉnh. Tham dự Liên hoan có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông.
Sáng 24/9, Câu lạc bộ Maraton Kon Tum tổ chức lễ ra mắt. Đây là câu lạc bộ maraton đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập. Đồng chí Nguyễn Thanh Cao- Nguyên Bí thư Tỉnh ủy đến dự lễ ra mắt.
Xa quê, lập nghiệp trên vùng đất mới hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường ở huyện Ngọc Hồi vẫn lưu giữ nhiều bản sắc phong tục, tập quán, lễ nghi truyền thống của tổ tiên. Nổi bật là các thế hệ phụ nữ Mường nỗ lực bảo tồn để tiếng chiêng mãi ngân vang.
Thời gian gần đây, lĩnh vực du lịch của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là “du lịch cộng đồng” đã tạo cơ hội để người dân phát triển nghề truyền thống và sáng tạo các sản phẩm lưu niệm, quà tặng; tăng thêm thu nhập. Các loại sản phẩm này là một trong những yếu tố quan trọng, tạo dấu ấn cho điểm đến, tăng sức hút đối với du khách và tạo sự lan tỏa, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến.
Tỉnh ta được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, văn hóa đặc sắc, là vùng đất có lịch sử lâu đời với nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các DTTS tại chỗ, tạo nên bức
tranh sinh hoạt cộng đồng đa dạng, phong phú, đây cũng được coi là tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng.
Thời gian qua, tỉnh ta có nhiều chính sách, định hướng nhằm quản lý hiệu quả đối với các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Qua đó, từng bước định hướng hoạt động du lịch phát triển tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ gìn các giá trị tài nguyên và văn hóa.
Trong các mục tiêu phát triển văn hóa, tỉnh ta luôn chú trọng đến việc đầu tư, phát triển văn hóa tại cơ sở. Bởi, đây là nền tảng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ở địa phương và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, cốt lõi của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn.
Giá trị của du lịch nông nghiệp, nông thôn mang lại không chỉ đơn thuần là thu nhập cho người dân, lợi ích kinh tế cho địa phương, mà còn tạo ra những giá trị vô hình khác như định hình nền nông nghiệp xanh, bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa của nông thôn.
Bằng sự nhiệt huyết và tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc, nhiều phụ nữ dân tộc Thái (nhóm Thái Đen) ở thôn Ia Muung, xã Ia Dom, (huyện Ia H’Drai) vẫn đang duy trì nghề dệt thổ cẩm và làm các trang phục truyền thống, đồ dùng phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày.
Những năm qua, cùng với những thành tựu trên các lĩnh vực, phong trào thể dục thể thao (TDTT) của tỉnh đã có những bước tiến vượt bậc, đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời gian tới cần huy động nhiều nguồn lực, đầu tư trọng tâm, trọng điểm để đưa phong trào TDTT của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đạt tầm cao mới, đáp ứng với nhu cầu xã hội và tương xứng với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Kon Tum ở đâu trên bản đồ du lịch? Người bạn mới quen chuyên cung cấp các dịch vụ lữ hành đã hỏi tôi một câu “cắc cớ’ như vậy, khi tôi đang “thuyết trình” về những bước phát triển của du lịch Kon Tum.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ 1-4/9/2023), toàn tỉnh thu hút 65.000 lượt khách du lịch (tăng hơn 38% so với năm ngoái); trong đó khách lưu trú có gần 29.500 lượt (tăng 65% so với năm ngoái), tổng doanh thu du lịch đạt gần 88 tỷ đồng.
Thành phố Kon Tum là địa bàn thuận lợi, lại đang sở hữu số làng du lịch cộng đồng nhiều nhất tỉnh, nhưng việc khai thác và phát triển loại hình du lịch này chưa được như kỳ vọng. Làm gì để du lịch cộng đồng thành phố Kon Tum phát triển xứng tầm và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là vấn đề mà nhiều người đang trăn trở.
Để phát triển du lịch bền vững, chính quyền địa phương và người dân làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) xác định điều quan trọng chính là bảo tồn văn hóa đi đôi với bảo vệ môi trường, tránh xâm hại và giữ gìn tốt những không gian rừng nguyên sinh.
Kon Tum được biết đến là mảnh đất hội tụ đa sắc màu, gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nhất là các loại hình lễ hội, âm nhạc dân gian. Đây vừa là niềm tự hào và là động lực để các ngành chức năng triển khai nhiều biện pháp hiệu quả trong công tác bảo tồn và gìn giữ.
Thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo nhiều dấu ấn tích cực, đóng góp những gam màu nổi bật trong bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.