Với trách nhiệm và tình cảm, công tác chăm lo cuộc sống của người nghèo luôn được Đảng, Nhà nước và tỉnh ta quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện để họ vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị -xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng tích cực tham gia ủng hộ, giúp đỡ cho người nghèo, nhất là trong Tháng cao điểm “vì người nghèo” (17/10 – 18/11) để không ai bị bỏ lại phía sau.
Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ, cùng hướng tới xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống.
Mặc dù tỉnh ta đã ghi nhận những ca mắc Covid -19 trong cộng đồng, nhưng theo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19, Kon Tum vẫn ở cấp độ 1-nguy cơ thấp, tương ứng với “vùng xanh”. Để tạo điều kiện phát triển kinh tế -xã hội, hoàn thành kế hoạch của năm 2021, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được các cấp, các ngành của tỉnh đặt ra trong thời điểm này là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 để giữ vững “vùng xanh”.
Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, xây dựng gia đình, phụ nữ Việt Nam luôn xứng đáng với 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác Hồ đã trao tặng.
Dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát, việc khôi phục và phát triển kinh tế, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới là mục tiêu và đòi hỏi tất yếu. Chính phủ, các địa phương, trong đó có tỉnh ta cũng đã xác định điều này. Tuy nhiên, việc phục hồi kinh tế phụ thuộc rất lớn vào kết quả phòng, chống dịch, do đó, thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh chính là yếu tố tiên quyết để đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu chiến lược này.
Nâng cao hiệu quả về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) chính là trách nhiệm của mỗi người dân, của mỗi tổ chức, đơn vị và địa phương, góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi nguy cơ cháy, nổ.
Với những kết quả tích cực trong phòng, chống dịch Covid-19, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã thống nhất điều chỉnh chiến lược với quan điểm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” để vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, nếu chỉ nỗ lực của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng thôi thì chưa đủ mà quan trọng hơn mỗi người dân cần hiểu đúng, hành động đúng, xây dựng “vùng xanh” trong nhận thức và ý thức.
Sắt son một lòng theo Đảng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết chung sức, đồng lòng cùng với cả hệ thống chính trị, từng bước khắc phục mọi khó khăn do đại dịch, vượt qua những thử thách cam go, đưa kinh tế-xã hội của tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Mùa mưa bão năm nay đến trùng với thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường. Trước tình hình này, “nhiệm vụ kép” đặt ra với các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn tỉnh ta là vừa phải kiểm soát tốt địa bàn, bảo vệ thành quả chống dịch; vừa phải chủ động ứng phó hiệu quả với thiên tai nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Với tinh thần hiếu học, không đến trường không có nghĩa là dừng học, sau ngày khai giảng trực tuyến, các em học sinh ở tỉnh cũng như nhiều nơi trên mọi miền đất nước háo hức bước vào năm học mới, ổn định việc dạy và học theo hình thức học trực tuyến và các hình thức học phù hợp khác bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
2/3 chặng đường của năm 2021 đã đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với quyết tâm cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức, đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh 8 tháng đầu năm đạt được những kết quả tích cực. Để đảm bảo thực hiện thành công “mục tiêu kép”, các cấp, các ngành của tỉnh đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thành các chỉ tiêu ở mức cao nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào “trận đánh quyết định” với mệnh lệnh sống còn “ai ở đâu ở yên đó”. Nhiều lực lượng Y tế, Quân đội, Công an… trong cả nước cùng hội quân về Thành phố với quyết tâm ngăn chặn và dập tắt dịch Covid-19.
Nhờ sự quyết liệt, chủ động, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kiểm soát hiệu quả, Kon Tum vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng. Để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân, công tác phòng, chống dịch tiếp tục được các cấp, các ngành đặt lên trên hết với tinh thần quyết tâm cao nhất nhằm bảo vệ, giữ vững thành quả chống dịch.
Mỗi người dân là “tai mắt” của lực lượng Công an, là bức tường lũy kiên cố của thế trận lòng dân, là “lá chắn thép” của thế trận an ninh nhân dân ở cơ sở.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trong nước thì việc đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Ưu tiên cao nhất cho công tác chống dịch, tất cả vì sự an toàn của người dân là vấn đề được các cấp, các ngành của tỉnh ta đặt lên hàng đầu trong thời điểm hiện nay.
Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường với những yếu tố cực đoan, bất thường gây hậu quả nặng nề cho sản xuất và đời sống. Vì vậy, việc chủ động các phương án ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống thiên tai là cần thiết để hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra.
Trong “cuộc chiến” chống dịch Covid-19, mỗi công dân phải làm tròn trách nhiệm đối với đất nước, sống có trách nhiệm với cộng đồng, hãy là “chiến sĩ” góp phần đẩy lùi dịch bệnh.
Trong chặng đường 6 tháng đầu năm 2021 đã qua, dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh ta đã thực hiện được “nhiệm vụ kép”. Đây là nền tảng quan trọng, động lực để chúng ta tiếp tục kiên trì mục tiêu, phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch của cả năm 2021.
Ngày 24/2/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 08 về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.