Chiều 8/11, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Tổng cục Môi trường, ông Võ Thanh Hải- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực tế tại cơ sở thu mua mủ cao su của bà Bùi Thị Thúy Thương tại thôn Cao Sơn, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi.
Sau khi nhận được thông tin tái diễn hoạt động khai thác vàng trái phép tại địa bàn xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi đã chỉ đạo chính quyền xã, phối hợp với Công ty TNHH MTV Nguyên liệu giấy Miền Nam, tổ chức lực lượng đánh sập các hầm khai thác vàng.
Chiều 8/11, kiểm tra dọc suối H’nor (địa bàn phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum) theo phản ánh của người dân, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện điểm khai thác cát trái phép.
Ngày 8/11, UBND tỉnh có văn bản số 3016/UBND-HTKT đề nghị Cục Quản lý Đường bộ III và Sở Giao thông Vận tải phải đảm bảo giao thông tuyến đường Trường Sơn Đông đoạn qua địa bàn huyện Kon Plông.
Ngày 7/11, Văn phòng UBND tỉnh có văn bản số 2381/VP-NNTN thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Tuy- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh về việc xử lý tình trạng tái diễn khai thác vàng trái phép tại xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi).
Tính đến chiều tối 6/11, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục xuất hiện thêm những điểm sạt lở mới. Nhiều điểm vừa khắc phục xong lại sạt lở tiếp, bởi trên địa bàn vẫn có mưa lớn, nhất là ở huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei.
Ngày 6/11, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo (số 608/BC-STNMT) gửi UBND tỉnh về tình trạng tái diễn nạn khai thác vàng trái phép tại xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi.
2 vị trí sạt lở cuối cùng trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Nam - Kon Tum đã được khắc phục xong và thông xe lúc gần 11h, ngày 6/11
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12, trên địa bàn tỉnh vẫn có mưa lớn nên trên các tuyến đường tiếp tục xuất hiện thêm nhiều điểm sạt lở mới gây ách tắc giao thông trên nhiều tuyến đường.
Với Nghị quyết 112/NQ-CP mới được Chính phủ ban hành, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân sẽ bị “xóa sổ”, việc quản lý dân cư sẽ được thực hiện thông qua mã số định danh cá nhân.
Tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật hoặc mở lớp đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe ở vùng sâu, vùng nông thôn là điều cần thiết.
Qua phân tích của cơ quan chức năng, phần lớn các vụ tai nạn giao thông đều do chủ quan của người tham gia giao thông, mà đặc biệt là người điều khiển phương tiện và nguyên nhân sâu xa có yếu tố liên quan đến việc sử dụng rượu, bia, chạy quá tốc độ quy định, không làm chủ tay lái…
Trưa 29/10, từ nguồn tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra đột xuất khu vực suối Đăk Cấm (khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Cấm với phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) và bắt quả tang hoạt động bơm hút cát trái phép tại đây.
Lợi dụng chủ nhà đi vắng, đối tượng cạy cửa, phá khóa lẻn vào trộm cắp tài sản. Không chỉ vậy, các đối tượng còn liều lĩnh cướp giật tài sản giữa thanh thiên bạch nhật. Vì vậy, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác…
Vào khoảng 16h30 phút, ngày 25/10, tại km30+200 tỉnh lộ 675 thuộc địa phận thôn Nhơn Khánh, xã Sa Nhơn (huyện Sa Thầy) một chiếc xe tải bất ngờ mất lái lao xuống ruộng.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng hơn 6h sáng 25/10 trên đường Nơ Trang Long (thuộc phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum), làm 1 người chết và 2 người bị thương.
Sự việc đau lòng xảy ra lúc 12h30’ ngày 23/10 tại gia đình ông A Then (46 tuổi, trú tại thôn 5, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum) khiến 2 vợ chồng ông tử vong, 2 người con bị thương nặng.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.