Là một địa phương có diện tích tự nhiên khá rộng, trên 98.021ha, trong đó diện tích có rừng trên 85.166ha, nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được huyện Ia H’Drai hết sức chú trọng.
Đến với thôn Krong Đuân, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà dịp cuối năm, du khách sẽ rất thích thú với vẻ đẹp độc đáo của đồi hoa tam giác mạch và thác nước Đăk Pe. Nơi đây có rất nhiều tiềm năng để địa phương kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.
Năm 2022 đã đi đến những ngày cuối. Từ số liệu tình hình kinh tế - xã hội (ước tính) được thảo luận tại Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI (mở rộng), có thể khẳng định kinh tế-xã hội tỉnh có bước tăng trưởng đáng ghi nhận.
Báo cáo mới nhất của UBND tỉnh cho biết, đã có 74.390 hộ DTTS có đất ở (chiếm 97,81%), có 74.158 hộ DTTS có đất sản xuất (chiếm 97,5%). Việc giải quyết có hiệu quả bài toán thiếu đất ở, đất sản xuất đã đem lại động lực cho đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững.
Thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thường tăng cao, nhất là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghiệp, đồ gia dụng. Để góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm tiêu dùng của người dân, ngành Công thương chủ động phối hợp với các ngành có liên quan, doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động cung ứng- phân phối, kiểm soát và điều tiết giá cả hàng hóa thiết yếu.
Say mê với vẻ đẹp của các loại hoa, anh Nguyễn Văn Tuấn (38 tuổi) ở tổ dân phố 9, phường Duy Tân (thành phố Kon Tum) quyết tâm khởi nghiệp với nghề trồng hoa và thu được thành quả.
Vấn đề giải quyết sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng do các công trình thủy điện thời gian qua đã được chính quyền địa phương và chủ đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, tại một số công trình, việc giải quyết đền bù, hỗ trợ sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.
8ha lúa nước 2 vụ của người dân xã Đăk La (huyện Đăk Hà) phải chuyển sang 1 vụ bởi các công trình thủy lợi trên địa bàn xuống cấp, không đảm bảo nguồn nước tưới. Chính vì vậy, người dân mong muốn chính quyền địa phương và ngành chức năng sớm sửa chữa các công trình thủy lợi tại đây nhằm bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất.
Giảm nghèo từ lâu đã là bài toán khó, giảm nghèo bền vững còn khó khăn gấp nhiều lần, bởi không có phương pháp nào chung để áp dụng cho việc thoát nghèo. Nhưng thực tế cho thấy, chúng ta đã và đang có lời giải đúng.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm của địa phương, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ; xây dựng một số sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Rẫy, năm 2022, có 8 ý tưởng, sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP thuộc nhóm thực phẩm (nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác). Tuy nhiên, qua quá trình rà soát tính khả thi và tiềm năng của các ý tưởng, sản phẩm, chỉ có 5 ý tưởng, sản phẩm được đưa vào danh sách hỗ trợ tham gia Chương trình OCOP.
Sáng 30/11, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tổ chức Lễ công bố hoàn thành kế hoạch sản lượng năm 2022. Dự Lễ công bố có lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; đại diện các nông trường, tổ sản xuất và người lao động của Công ty.
Nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023), huyện Đăk Glei tổ chức Chợ phiên Dược liệu - Gia súc biên giới năm 2022. Phiên chợ diễn ra trong 3 ngày, từ 2- 4/12/2022.
Từ 20 giờ đến hơn 23 giờ ngày 28/11, Ban Quản lý dự án Điện nông thôn miền Trung, Công ty Điện lực Kon Tum và các đơn vị liên quan đã tổ chức họp nghiệm thu và đóng điện Dự án Trạm biến áp 110kV Kon Tum 2 tại tổ 1, phường Trần Hưng Đạo (thành phố Kon Tum).
Trước tình trạng rừng trồng bị chết, huyện Tu Mơ Rông cam kết sẽ đồng hành giúp dân khôi phục các diện tích này bằng việc huy động nguồn lực để hỗ trợ cây giống cũng như mời chuyên gia đánh giá sâu bệnh trên cây để có biện pháp phòng chống. Tuy nhiên, về lâu dài, huyện mong muốn cần có chính sách hỗ trợ thêm để đảm bảo an sinh cho người dân trong quá trình trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng.
Với sự nỗ lực của các đơn vị, ngành, chính quyền địa phương cơ sở và người dân, trong năm 2022, huyện Đăk Hà đã tổ chức trồng mới diện tích rừng vượt chỉ tiêu đề ra.
Với ý chí, nghị lực và quyết tâm không cam chịu đói nghèo, anh Hà Văn Huy (32 tuổi, ở thôn 1, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) đã vượt khó, có thu nhập khá từ nuôi ong.
Thời gian qua, với sự tuyên truyền vận động sâu rộng, bền bỉ của các cấp, ngành, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã hiểu rõ tầm quan trọng của kinh tế tập thể. Qua đó, tích cực liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, mang đến sự khởi sắc cho kinh tế tập thể trên địa bàn.
Đến thôn 1, xã Ia Dom ( huyện Ia H’Drai), chúng tôi được giới thiệu về anh Lương Văn Thắng- một nông dân trẻ (sinh năm 1989) người dân tộc Mường năng động, sáng tạo, cần cù lao động, làm kinh tế giỏi. Nhờ mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, cuộc sống gia đình anh Thắng ngày càng ổn định.
Ngày 25/11, ông A Đe- Chủ tịch UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) cho biết, chủ đầu tư thủy điện Đăk Psi 2 (xây dựng tại xã Tê Xăng) vừa tiến hành trả tiền đền bù với tổng số tiền 1,3 tỷ đồng cho người dân ở xã bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng thủy điện. Đây là số tiền chủ đầu tư thuỷ điện nợ 30 hộ dân của 3 thôn Tu Thó, Tân Ba, Đăk Sông từ năm 2020 đến nay.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.