Không chỉ khuyến khích người dân trồng dược liệu, huyện Tu Mơ Rông còn “trải thảm đỏ” mời gọi những doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào cây trồng này. Chính những đơn vị này đã xây dựng được vùng trồng dược liệu hàng nghìn hécta cũng như tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để xuất khẩu, góp phần quảng bá thương hiệu dược liệu Tu Mơ Rông.
Xác định chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể có ý nghĩa hết sức quan trọng, thời gian qua, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và có những hoạt động hỗ trợ nhằm giúp các HTX tích cực chuyển đổi số, tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương, sự quyết liệt trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện và phát huy vai trò nòng cốt của Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh, sự nỗ lực vươn lên của các HTX, tổ hợp tác (THT), trong năm 2022, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh ta có những chuyển biến đáng khích lệ.
Cuối tháng 10 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa học và công nghệ tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ) được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận đối với ngành nông nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm trồng trọt được sản xuất, sơ chế phù hợp tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 Thực hành Nông nghiệp tốt (VietGAP).
Trong năm 2022, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, tích cực vận động nguồn lực đóng góp từ xã hội, chủ động triển khai nhiều giải pháp phù hợp để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Qua đó, góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ngày càng khang trang và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân ở nông thôn; diện mạo kinh tế- xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh thay đổi tích cực.
Tu Mơ Rông là một trong ba huyện của tỉnh có tiềm năng phát triển các loại cây dược liệu. Dưới sự định hướng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tu Mơ Rông đã và đang xây dựng vùng dược liệu rộng lớn với nhiều cái nhất như diện tích cây dược liệu lớn nhất, nhiều sản phẩm dược liệu nhất, sâm Ngọc linh nhiều nhất, nhiều tỷ phú Xơ Đăng nhờ dược liệu nhất. Hiện, Tu Mơ Rông vẫn còn dư địa để phát triển và huyện cũng cần thêm chính sách để “cởi trói”, giúp nơi đây trở thành “vương quốc” dược liệu số một của tỉnh.
Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển không gian đô thị luôn có vai trò quan trọng đối với địa phương, vùng và đất nước. Trước yêu cầu đặt ra, tỉnh ta xác định việc quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại và giàu bản sắc.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc phát huy thế mạnh của người dân, nhất là đoàn viên, thanh niên nhanh nhạy với ứng dụng công nghệ cao trên các nền tảng số sẽ góp phần quan trọng đưa kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Từng là một trong những thị trường bất động sản sôi động bậc nhất khu vực Tây Nguyên trong những tháng đầu năm 2022, với khối lượng giao dịch lên đến gần 24.000 hồ sơ đăng ký biến động đất đai trong quý I, song đến cuối năm, thị trường bất động sản tại tỉnh Kon Tum đã và đang rơi vào tình trạng “đóng băng”.
Sản xuất nông nghiệp của huyện Kon Plông hiện vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có những sản phẩm xứng tầm tiềm năng để chiếm lĩnh thị trường và tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Trước thực tế trên, huyện Kon Plông đang tích cực thúc đẩy hợp tác, liên kết hình thành các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2022” (Chương trình giảm nghèo bền vững). Mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững được tiếp cận theo hướng “đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo” nhằm góp phần thúc đẩy thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế- xã hội ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; tạo ra sinh kế giúp các hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, cần tháo gỡ để nâng cao hiệu quả.
Sau khi nghỉ hưu (năm 2013), cựu chiến binh Đặng Văn Phùng ở xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển trang trại chăn nuôi heo. Qua 9 năm gắn bó với nghề nuôi heo và trải qua không ít khó khăn, đến nay mỗi năm gia đình ông Phùng thu về trên 10 tỷ đồng.
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tăng mạnh của khách hàng vào dịp cuối năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) đang tích cực triển khai nhiều giải pháp an toàn, hiệu quả trong các hoạt động ngân hàng; đồng thời, chú trọng đảm bảo an ninh, chất lượng tại các điểm giao dịch, hệ thống ATM, CDM trên địa bàn.
Không chỉ là điểm tham quan mua sắm lý tưởng dịp cuối năm, Hội chợ Công thương và sản phẩm OCOP- Kon Tum 2022 còn là hoạt động khuyến công có ý nghĩa quan trọng, cơ hội để kết nối giao thương, hợp tác kinh tế- thương mại.
Theo thông tin từ UBND huyện Tu Mơ Rông, Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 3-5/2/2023 tại Quảng trường trung tâm huyện. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023).
Tại nhiều thôn, làng ở các xã vùng sâu vùng xa, vùng DTTS, có thể thấy nhiều ví dụ về việc hộ cận nghèo “tụt hạng”, trở thành hộ nghèo chỉ sau… một đêm
Cần tiền, nhưng khi có tiền lại chưa thể tiêu, hoặc tiêu rất chậm, là một “nghịch lý” trong đầu tư công. Để khắc phục những “nghịch lý” ấy cần có thêm quyết tâm và nỗ lực.
Thời gian qua, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn tỉnh làm tốt vai trò là cầu nối đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo và các đối tượng khác ở cơ sở. Qua đó, giúp người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình và từng bước thoát nghèo bền vững.
Cùng với việc đầu tư dây chuyền sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, các chủ thể tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cũng linh hoạt, chủ động với nhiều cách truyền thông, quảng bá và hợp tác với điểm bán hàng để đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.