Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là “quốc bảo” phân bổ nhiều nhất ở vùng núi đặc hữu của huyện Tu Mơ Rông. Chính vì quý, hiếm nên thời gian qua, đã xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng, thậm chí gắn mác sâm Ngọc Linh Kon Tum cho những loại củ có hình dạng gần giống nhưng không phải sâm Ngọc Linh nhằm mục đích trục lợi. Bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh, bảo vệ quyền lợi người trồng, người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, huyện Tu Mơ Rông đã chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực kiểm tra, xác minh, minh bạch các thông tin liên quan để bảo vệ danh tiếng sâm Ngọc Linh trên địa bàn.
Những ngày giáp Tết, hầu hết các ngành nghề, mua bán đều tranh thủ chạy đua với thời gian, vì thời điểm này ai cũng muốn sắm cho bản thân và gia đình mình có một cái Tết tươm tất. Chính vì thế, thời điểm cuối năm có không ít ngành nghề “hốt bạc”, bởi lượng khách tăng đột biến so với ngày thường.
Gác lại những áp lực thường niên về giá cả, về nhân công thu hái, gần 100 hộ DTTS Xơ Đăng tại thôn Kon K’lốc, xã Đăk Mar (Đăk Hà) chọn thu hái cà phê vào thời điểm cuối vụ. Với cách làm này, triển vọng về xây dựng “cánh đồng lớn” cà phê chất lượng cao tại huyện Đăk Hà ngày càng hiện hữu.
Ngày 6/1, tại thành phố Kon Tum, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Họp báo Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần thứ 2 năm 2023. Đến dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí.
Ngày 30/12/2022, ông Võ Trung Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông đã ra thông báo kết luận về việc xử lý nội dung liên quan đến việc xác nhận chưa chính xác cho Công ty Cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum (số 276/TB-UBND). Đây được xem là động thái kịp thời của địa phương trong việc chấn chỉnh các cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng Quốc bảo sâm Ngọc Linh để đạt được mục đích riêng của mình.
Ngày 4/1, UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, đã có thông báo thu hồi giấy xác nhận 30/5/2022 cấp cho Công ty Cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum. Nguyên nhân do nội dung xác nhận chưa đúng quy định, có nội dung chưa đúng với thực tế.
Thay vì nhập từ nơi khác về bán, nhiều nhà vườn chọn cách tự luyện dáng, phối sắc một số loài cây, hoa để đưa ra thị trường hoa Tết những sản phẩm độc, lạ, đẹp.
Để Tu Mơ Rông bứt phá thành “vương quốc” dược liệu số một của tỉnh, huyện cần thêm chính sách sự quan tâm như đầu tư hạ tầng giao thông, nâng mức hỗ trợ trồng rừng và thành lập vườn quốc gia bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh.
Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã đến gần, thời điểm này người trồng hoa ở phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum đang tất bật với những công đoạn chăm sóc cuối cùng trước khi bán Tết.
Xác định vai trò quan trọng của quy hoạch, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định phê duyệt nhiều quy hoạch định hướng cho sự phát triển lâu dài của tỉnh.
Trong năm 2022, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương cơ sở và sự nỗ lực của người dân, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã gặt hái được những kết quả quan trọng, tiếp tục đóng vai trò là ngành chủ lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương.
Sau 2 năm dịch bệnh hoành hành, kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng và công tác thu hút đầu tư cũng không nằm ngoài “vòng xoáy”đó. Đến năm 2022 này, dịch bệnh được kiểm soát, việc mở cửa đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, qua đó, góp phần tích cực, làm bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh ta bừng sáng hơn.
Năm 2022, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song bức tranh kinh tế của tỉnh có sự phục hồi tích cực và khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Điều này giúp chúng ta tự tin tiếp tục đề ra những mục tiêu cao hơn trong năm mới.
Các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn ngày càng năng động hơn với cơ chế thị trường, tự chủ trong tổ chức hoạt động; nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của HTX từng bước được củng cố và lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh... Thành quả đó có sự đóng góp, giúp sức không nhỏ của Liên minh HTX tỉnh trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cho các HTX hoạt động.
Trong một báo cáo mới đây, UBND tỉnh cho biết tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 63,12%, trong khi cả nước chỉ khoảng 42,02%. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng, cho thấy những nỗ lực lớn của tỉnh trong nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng năm qua.
Nhằm giúp cho các hợp tác xã (HTX) phát triển bền vững, thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu, hỗ trợ nâng cao nhận thức và nhu cầu sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị, xây dựng các sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xuất khẩu. Qua đó, tạo cơ hội cho các HTX trên địa bàn tỉnh chia sẻ, kết nối những cơ hội hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, liên kết đầu tư sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm.
Không chỉ khuyến khích người dân trồng dược liệu, huyện Tu Mơ Rông còn “trải thảm đỏ” mời gọi những doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào cây trồng này. Chính những đơn vị này đã xây dựng được vùng trồng dược liệu hàng nghìn hécta cũng như tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để xuất khẩu, góp phần quảng bá thương hiệu dược liệu Tu Mơ Rông.
Xác định chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể có ý nghĩa hết sức quan trọng, thời gian qua, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và có những hoạt động hỗ trợ nhằm giúp các HTX tích cực chuyển đổi số, tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.