Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Dương lịch, nhưng tại nhiều cửa hàng sách, văn phòng phẩm trên địa bàn tỉnh đã rực rỡ sắc đỏ của lịch Tết. Thị trường lịch Tết năm nay được khởi động khá sớm với nhiều mẫu lịch đẹp, ấn tượng, nội dung hấp dẫn, độc đáo, tuy nhiên, hiện tại lịch Tết vẫn đang còn chờ người mua.
Việc tập trung nguồn lực đầu tư và phát huy sức mạnh đoàn kết của người dân kiến tạo hạ tầng nông thôn đang góp phần xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Có lẽ chưa bao giờ những hộ nghèo thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh trồng cà phê năm 2014 ở các xã Đăk Man, Đăk Blô, Xốp (huyện Đăk Glei)… vùng Đông Trường Sơn lại vui như năm nay. Bà con vui vì cây cà phê xứ lạnh mới cho bói vụ đầu nhưng bình quân mỗi héc ta cho trên 10 tấn quả tươi, trong khi cà phê lại được giá khiến ai nấy cảm thấy ấm lòng…
Ngày 13/11, Sở NN&PTNT phối hợp với huyện Đăk Hà tổ chức ra quân thực hiện việc chuyển đổi đất trồng lúa thiếu nước tưới vụ đông xuân sang trồng cây mỳ trên cánh đồng thôn 9, xã Đăk La.
Sau thời gian chuẩn bị, chiều 12/11, tuyến xe buýt từ thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đi Sân bay Pleiku (tỉnh Gia Lai) và ngược lại đã chính được khai trương.
Sáng 10/11, tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư pháp), Hội đồng Đấu giá quyền khai thác khoáng sản tỉnh tiến hành đấu giá quyền khai thác 1 mỏ cát và 1 mỏ đất sét.
Tối 10/11, tại Trung tâm Văn hoá huyện Ngọc Hồi, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại, Tư vấn công nghiệp tỉnh phối hợp với Công ty CP Thương mại & Truyền thông Tây Nguyên Xanh tổ chức khai mạc Phiên chợ hàng Việt về huyện biên giới Ngọc Hồi.
Kể từ khi tuyến giao thông Măng Ri - Ngọc Linh được xây dựng nối thông 2 xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) và Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), mở ra cơ hội phát triển, đã không còn cảnh băng rừng hoặc đi vòng hơn trăm ki lô mét để thăm nhau, hoặc giao lưu buôn bán của người dân nơi đây.
Hai năm nay, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành ở thôn Ngọc Thư, xã Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi) chọn nuôi heo làm mũi nhọn chính trong trang trại tổng hợp để làm giàu. Cách làm này bước đầu đã đem về lợi nhuận mỗi năm khoảng 500 triệu đồng.
Sau mấy ngày mưa, trời nắng đẹp, cây cà phê bắt đầu chín rộ. Hiện tại, nông dân và các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê đang hồ hởi bắt tay vào vụ thu hoạch mới với niềm vui mới.
Theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết về thâm canh tăng năng suất cây mì trên địa bàn huyện Đăk Hà giai đoạn 2016 – 2020, UBND huyện Đăk Hà dự kiến tổng nhu cầu vốn để triển khai là hơn 53,65 tỷ đồng.
Được kỳ vọng sẽ mang lại tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển huyện Đăk Tô, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Thế nhưng, sau 16 năm triển khai dự án và 2 lần làm lễ khởi công xây dựng, đến nay Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Tân Mai (đóng tại thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô) vẫn “án binh bất động”...
Theo kế hoạch điều chuyển lao động thu hái cà phê của UBND huyện Đăk Hà, các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, chế biến cà phê phải sử dụng lao động tại địa phương, lao động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và có chứng chỉ dạy nghề ngắn hạn.
Tại Hội thảo đầu bờ trước khi bước vào vụ gặt, Trung tâm cùng các hộ tham gia mô hình ở xã Đăk La đánh giá năng suất lúa TBR225 đạt 70-75 tạ/ha. So với ruộng lúa HT1, SH2... đối chứng gần kề năng suất bình quân chỉ đạt 55 tạ/ha, thì năng suất lúa TBR225 đạt được như trên là một thành công.
Theo tin từ UBND thành phố Kon Tum, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố từ đầu năm 2016 đến nay thấp, đạt 934,4 tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán tỉnh giao và 51,1% dự toán HĐND thành phố giao.
Thay vì nuôi dê theo hình thức chăn thả thông thường, ông Trần Bá Thu, thôn 4, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trung tuần tháng 10, thông tin nhiều loại nước mắm nhiễm asen vượt ngưỡng khiến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh có phần thận trọng khi chọn mua nước mắm. Tuy nhiên, sau công bố của Bộ Y tế, rằng 100% nước mắm không chứa asen vô cơ vượt ngưỡng quy định, thị trường nước mắm bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.