Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch cốt lõi, đặc trưng, bản sắc, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh cho du lịch tỉnh ta trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 10/3, tại huyện Kon Rẫy, Hội VHNT tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025 với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương Kon Tum - Những thành tựu sau 50 năm giải phóng.
Thời gian qua, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao luôn được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh quan tâm, phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Những hoạt động này không chỉ tạo sân chơi bổ ích mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần, gắn kết hội viên, thúc đẩy phong trào rèn luyện sức khỏe và phát huy năng khiếu.
Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp. Gần 10 năm đã qua, ở ngôi làng nhỏ Kon Xơ Mluh (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) của người Ba Na, những phụ nữ trong gia đình vẫn cần mẫn và miệt mài “nối nghề”.
Lo lắng làn điệu dân ca Cheo của người Xơ Đăng tại xã Ngọk Réo (huyện Đăk Hà) sẽ mai một, nhóm tác giả Y Lũin và Y Mai Trang (học sinh Trường THCS xã Ngọk Réo) đã triển khai Dự án “Đánh thức làn điệu dân ca Cheo của người Xơ Đăng xưa tại xã Ngọk Réo”. Dự án đã đoạt giải nhất lĩnh vực khoa học hành vi trong Cuộc thi KHKT cấp tỉnh gắn với các hoạt động STEM dành cho học sinh trung học, năm học 2024-2025.
Ngày 5/3, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen và thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông được thành lập theo Quyết định số 1525-QĐ/TU ngày 27/2, hoạt động từ ngày 1/3.
Ngày 1/3, Phòng GD&ĐT thành phố Kon Tum tổ chức Liên hoan Cồng chiêng- Múa xoang, thi trang phục thổ cẩm dành cho học sinh DTTS lần thứ VII năm 2025 tại nhà rông thôn Kon Klor, phường Thắng Lợi.
So với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, huyện Kon Plông có lợi thế đặc biệt về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, cảnh quan môi trường để phát triển nhiều loại hình du lịch. Đây là tiềm năng và lợi thế lớn giúp huyện Kon Plông phát triển hiệu quả nền du lịch xanh, thân thiện với môi trường, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Sáng 1/3, tại Nhà tập luyện và thi đấu Thể dục thể thao thành phố Kon Tum, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Thể dục thể thao (Bộ VH,TT&DL) tổ chức Kỳ thi thăng đẳng nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục quốc gia môn Karate năm 2025.
Có nhiều điều kiện để làm du lịch cộng đồng thành công, trong đó có các trụ cột là tài nguyên (bao gồm cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa), sự định hướng của chính quyền và nguồn nhân lực.
Xác định du lịch là một trong hướng phát triển để giúp bà con Xơ Đăng thoát nghèo nên những năm qua, huyện Tu Mơ Rông đã triển khai nhiều hoạt động để thúc đẩy phát triển du lịch như đầu tư hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực chất lượng cao, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với thế mạnh của địa phương, hợp tác với Sở VH,TT&DL và Cục Du lịch để quảng bá tiềm năng du lịch.
Cũng như các DTTS khác ở Kon Tum, chiếc gùi rất gần gũi trong đời sống sinh hoạt và trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Lăng (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy.
Mới đây, trong cuộc làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông, Đảng ủy thị trấn Măng Đen và Đảng ủy xã Măng Cành (ngày 18/2), vấn đề được nêu ra và bàn bạc, thảo luận nhiều nhất là làm sao để thu hút, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phát triển du lịch cộng đồng. Bởi đúng như tên gọi của nó, sản phẩm du lịch cộng đồng là phải lấy người dân, cộng đồng dân cư làm trung tâm. Bởi họ là người thực hiện và cũng chính là người hưởng thụ các lợi ích mà du lịch mang lại.
Khoác trên mình bộ thổ cẩm, bà Y Kle (61 tuổi, thôn Đăk Blò, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) thoăn thoắt đôi tay chẻ lạt, vót nan tạo ra những sản phẩm bằng tre, bằng nứa. Với bà Y Kle, đan lát như một công việc hằng ngày, như người bầu bạn lúc vui, lúc buồn.
Lưu giữ nhiều giá trị to lớn về tri thức khoa học tự nhiên- xã hội và lịch sử, Bảo tàng- Thư viện tỉnh hiện là điểm đến hấp dẫn đối với các tầng lớp nhân dân trên địa bàn và đông đảo du khách gần xa để tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu và tiếp thu các giá trị văn hóa tinh thần cần thiết, làm giàu tri thức và đời sống văn hóa tinh thần của mỗi con người. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao nhận thức, xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc.
Sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống, huyện Kon Rẫy có nhiều tiềm năng cần được khai thác hiệu quả để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.