Dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025, Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông) đón lượng du khách đến tham quan, du lịch rất lớn; các hoạt động văn hóa-nghệ thuật tại Khu du lịch diễn ra sôi nổi, tạo không khí vui Xuân đón năm mới rộn ràng, phấn khởi.
Tiếp tục đà tăng trưởng, phát triển du lịch của địa phương những năm gần đây, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng du khách tham quan, du lịch tại tỉnh ta tăng cao. Đặc biệt, Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông) luôn là địa chỉ hút khách trong Tết Nguyên đán.
Đối với các cộng đồng DTTS tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng. Với yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng, đời sống nên nhà rông luôn được đồng bào giữ gìn, tạo nên không gian văn hóa mang nét đặc trưng của mỗi dân tộc.
Nằm trong chuỗi hoạt động lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng 4/2, Bảo tàng- Thư viện tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc hoạt động trình diễn, trải nghiệm Di sản văn hóa truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025.
Tết đến, thêm chút men say cho người làng thêm vui mừng, ấm áp. Cũng như đồng bào các dân tộc anh em ở Bắc Tây Nguyên, rượu ghè của người Gié- Triêng được làm từ cây lá, hoa hạt núi rừng luôn làm say lòng người. Ghè của đồng bào ở Nú Vai (xã Kroong, huyện Đăk Glei) càng thơm đượm nhờ cách làm rất riêng, không phải ở đâu cũng có.
Ngày 3/2, tại cầu Kroong, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy tổ chức giải đua thuyền độc mộc mùa Xuân lần thứ VI năm 2025. Đây là một trong những hoạt động tổ chức chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2025 - 2030).
Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như đàn chiêng griêng (ting ning), đàn tơ rưng, trống, sáo. Đặc biệt, đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu.
“Thổ cẩm của người Gié - Triêng có nét đặc trưng riêng đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Mỗi đường nét, hoa văn, màu sắc khắc họa hồn cốt trong đời sống thường nhật, trong lao động sản xuất và chứa đựng những phong cảnh bản làng, núi rừng, những hình tượng mang tính tín ngưỡng, luật tục của dân làng”- nghệ nhân Y Hà tự hào nói về nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình.
Ta lêu là tất cả những gì trong sâu thẳm tâm hồn người Hrê, giống như lời ru của mẹ, như tiếng thở của rừng, róc rách con suối vắng, tiếng chó sủa xa xa; mềm như bông lúa nghiêng mình ven bờ ruộng, trắng như đọt chuối non, mạnh mẽ như cơn lũ đầu mùa, như tiếng hô vang vọng của các dũng sĩ du kích Ba Tơ.
Trong 8 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 26 tháng Chạp đến 4 Giêng), Khu Du lịch sinh thái Quốc Măng Đen (huyện Kon Plông) đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch. Trong đó, khách quốc tế có khoảng 250 lượt, còn lại là khách nội địa, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu đạt hơn 71 tỷ đồng.
Vào cuối năm, bà con các DTTS tất bật chuẩn bị các phần việc cho nhiều hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, trong đó, không thể thiếu rượu cần. Bên ché rượu cần ngày xuân, hòa cùng nhịp chiêng, tiếng trống, bà con cùng chung vui, chếnh choáng trong men say, từ đó, tình đoàn kết, gắn bó thêm bền chặt.
Bước vào Cửa hàng thổ cẩm Tây Nguyên - Y Thoai, tôi như lạc vào một không gian đậm đà bản sắc dân tộc. Những chiếc váy thổ cẩm rực rỡ, túi xách, gối tựa với hoa văn tinh tế đều mang đậm dấu ấn văn hóa Ba Na.
Ngày 28/1, UBND huyện Kon Plông ban hành kế hoạch triển khai các chương trình văn hoá, văn nghệ phục vụ khách du xuân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.
Sinh ra và lớn lên từ nhỏ ở làng, được nuôi dưỡng tâm hồn bằng “mạch nguồn” văn hóa truyền thống, nhiều nghệ nhân nhỏ tuổi người DTTS đã tích cực tập luyện, theo đuổi các loại hình văn hóa, âm nhạc dân gian để trở thành những “hạt giống” quý, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trong khi nhiều địa phương khác ngày càng ít người trẻ quan tâm, gìn giữ văn hóa dân tộc thì những người trẻ ở làng Kon Du đang miệt mài lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại. Trong đó, nổi bật là nghề tạc tượng gỗ dân gian.
Dịp Tết Nguyên đán cũng là mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Kon Tum náo nức diễn ra. Đây là cơ hội để nhiều nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng có “đất diễn” nhằm vừa giới thiệu, quảng bá vốn văn hóa đặc sắc của dân tộc, vừa có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Sau 7 ngày tranh tài sôi nổi, Giải Thể thao học sinh tỉnh Kon Tum năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã kết thúc thành công tốt đẹp. Chiều 22/1, Ban tổ chức Giải tiến hành Lễ bế mạc và khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao tại Giải.
Thời gian qua, tỉnh ta rất chú trọng đến công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Trong đó, Nghị quyết số 08-NQ/TU về “Bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Tỉnh ủy đã đem lại động lực mạnh mẽ.
Trong chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh xác định du lịch cộng đồng là một trong những loại hình du lịch chủ đạo cần đẩy mạnh.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.