• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Kinh tế

Sa Thầy chủ động phòng, chống thiên tai

22/08/2020 06:01

Để chủ động ứng phó và hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, mưa bão gây ra, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân, các công trình của Nhà nước, từ đầu tháng 6, các địa phương của huyện Sa Thầy đã triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2020.

Trong những năm qua, mỗi khi bước vào mùa mưa bão, xã Sa Nhơn là địa phương thường hứng chịu những trận mưa lớn, mưa đá, dông sét và gió lốc mạnh trên diện rộng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, tính mạng của người dân và gây nên nguy cơ mất an toàn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội trên địa bàn.

Ông Lại Văn Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Sa Nhơn cho biết, từ đầu mùa mưa, Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN xã Sa Nhơn đã xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, đặc biệt là phương án ứng phó bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất và xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập nước.

Tỉnh lộ 674 đi xã Mô Rai là tuyến đường hay xảy ra sạt lở đất mỗi khi có mưa lớn kéo dài. Ảnh: Đ.T

 

Cụ thể, Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN xã tổ chức cắm biển cảnh báo và thường xuyên kiểm tra việc đảm bảo an toàn tại 2 hồ chứa nước của nhà máy chế biến tinh bột mì và nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn, khu vực dọc suối Đăk Sia, rừng trồng nguyên liệu giấy, khu vực dân cư nằm trong vùng trũng ở thôn Nhơn Khánh và thôn Nhơn Nghĩa; vận động nhân dân phát quang, nạo vét, khơi thông hệ thống tiêu thoát nước, cống tại các tuyến đường; hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà ở…

“Để công tác ứng phó với thiên tai được triển khai hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư và nhu yếu phẩm tại chỗ, xã còn vận động nhân dân trên địa bàn giúp đỡ lẫn nhau trong việc tiếp nhận người sơ tán, di dời tài sản và khắc phục hậu quả”, ông Huy chia sẻ.

Thị trấn Sa Thầy cũng là địa bàn thường xảy ra hiện tượng ngập úng, lũ quét và sạt lở đất mỗi khi có mưa lớn kéo dài, nhất là tại khu vực cầu tràn làng Lung (giáp ranh với xã Ya Xiêr) và dọc suối Đăk Sia (từ làng Kđừ đến làng Kleng).

Ông Bùi Quốc Tưởng - Chủ tịch UBND thị trấn Sa Thầy cho hay, nhằm chủ động ứng phó với mưa bão, Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN thị trấn Sa Thầy đã triển khai xây dựng phương án sẵn sàng ứng cứu, di dời các hộ dân ở vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; tập trung tiêu úng nhanh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập úng gây ra đối với các diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn…

Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN xã Sa Nhơn kiểm tra khu vực suối Đăk Sia. Ảnh: ĐT

 

Không chỉ riêng xã Sa Nhơn và thị trấn Sa Thầy mà trên địa bàn huyện Sa Thầy, mỗi khi vào mùa mưa còn có nhiều khu vực xảy ra ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất ở các xã khác như: cống qua đường dẫn vào thôn Khúc Na, khu dân cư dưới thượng lưu đập Đăk Prông (xã Sa Bình); khu dân cư dưới thượng lưu đập Nước Ngót, Rừng Dầu (xã Sa Nghĩa); khu dân cư dưới thượng lưu đập Đăk Sia 1 (xã Rờ Kơi); cổng qua đường làng Kà Bầy, Tỉnh lộ 675 (xã Hơ Moong); khu làng Rẽ, Tỉnh lộ 674 (xã Mô Rai)…

Bên cạnh việc chuẩn bị phương án phòng, chống thiên tai cụ thể, Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN huyện Sa Thầy còn đặt ra các tình huống giả định và biện pháp xử lý khi xảy ra thiên tai tại các tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi, khu vực dân cư tại các khu vực xung yếu đã xác định; tiến hành tu bổ, sửa chữa nâng cấp một số hồ chứa, đập thủy lợi; xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống; xây dựng kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu để cung ứng cho nhân dân khi có bão, lũ.

Với việc chủ động lên phương án, triển khai nhiều giải pháp tích cực cùng tinh thần không chủ quan, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, huyện Sa Thầy quyết tâm sẽ hạn chế thấp nhấp thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa bão năm 2020, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.        

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập
  • Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
  • Thành lập 10 Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp xã (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới) nhiệm kỳ 2025-2030
  • Yêu cầu điều tra, xác minh báo cáo vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Bàn giao mô hình trưng bày trang phục, nghề dệt thủ công của người Gia Rai

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by