• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025    Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5    Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh   

Kinh tế

Rời làng học làm nông nghiệp hữu cơ

30/08/2020 13:03

Sinh ra, lớn lên từ làng, cả tuổi thơ gắn bó với ruộng rẫy đã gieo vào lòng những cô bé, cậu bé người Xơ Đăng, Ba Na một tình yêu bền chặt với ruộng đồng. Để hôm nay, ở tuổi trưởng thành, cũng những cô bé, cậu bé ấy đã mạnh dạn rời làng, mang trong mình khát vọng làm giàu từ nông nghiệp.

Đó cũng chính là lý do họ tìm đến các trang trại nông nghiệp hữu cơ để học cách làm nông nghiệp bền vững với hy vọng việc thay đổi tư duy sẽ là chìa khóa vàng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần giúp bà con vùng DTTS vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Y Vữ, 20 tuổi, là người Xơ Đăng nhánh Mơ Nâm. Nhà Y Vữ ở làng Đăk Xô, xã Hiếu, huyện Kon Plông. Hơn 4 tháng nay, Y Vữ xa gia đình, đến làm việc tại Hợp tác xã Rau hoa và Du lịch Thanh niên ở thị trấn Măng Đen.

Y Vữ tâm sự, bản thân từng nghĩ làm nông nghiệp hữu cơ rất đơn giản, chỉ cần không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật, vậy đã là nông nghiệp hữu cơ rồi. Cho đến khi tham gia khóa học và trực tiếp làm việc tại mô hình rau hữu cơ của Hợp tác xã Rau hoa và Du lịch Thanh niên thì suy nghĩ này mới thay đổi. Rau hữu cơ ở đây được trồng trong nhà màng kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng, thậm chí mẫu đất ở từng luống rau hay từng nhà màng riêng biệt đều được kiểm tra độ pH và chất dinh dưỡng hằng ngày.

Những công nhân làm việc tại nhà màng như Y Vữ được học cách sử dụng công nghệ thông tin để quản lý ruộng đồng. Tất cả kiến thức, kỹ thuật, quy trình trồng, chăm sóc rau hoa hữu cơ được Y Vữ nghiêm túc học hỏi với mong muốn thời gian tới áp dụng vào thực tế làm nông nghiệp tại địa phương. Y Vữ hào hứng nói: “Ở đây, họ dạy em cách làm đất và phủ bạt lên từng luống rau. Mỗi loại rau lại có cách tỉa hạt, cách cấy khác nhau. Thường thì ngoài dọn luống, tỉa lá già, em còn được hướng dẫn ghi nhật ký ruộng đồng trên điện thoại. Lúc đầu hơi bỡ ngỡ nhưng làm nhiều thành quen. Em muốn học trồng rau như ở đây, biết được quy trình rồi sau này về làng áp dụng vào sản xuất, tuyên truyền mọi người trong làng cùng làm nông nghiệp hữu cơ”.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau hữu cơ. Ảnh: T.T

 

Cũng như Y Vữ, A Nhỉ - chàng trai Xơ Đăng 22 tuổi ở làng Đăk Bông, xã Măng Bút ấp ủ ước mơ được làm nông nghiệp hữu cơ theo đúng nghĩa. A Nhỉ cho biết, cơ duyên đến làm việc tại Hợp tác xã Rau hoa và Du lịch Thanh niên là do thầy chủ nhiệm giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum giới thiệu. “Trong làng em, mọi người trồng rau không tưới, không bón phân, có đất là gieo hạt xuống chứ không xem xét kĩ đất đó có phù hợp hay không, đến khi rau lớn có thì thu, không có thì thôi. Còn ở đây, trồng rau phải chăm chút tý một, vừa bón phân đầy đủ, vừa theo dõi hằng ngày. Mục đích của em là vào đây học hỏi, sau này về làng, em sẽ chỉ cho mẹ em và bà con trong làng cách trồng rau đạt hiệu quả”.

Hợp tác xã Rau hoa và Du lịch Thanh niên có 14 công nhân đang làm việc, trong đó, 6 công nhân là người Xơ Đăng ở huyện Kon Plông và 2 công nhân người Ba Na nhánh Rơ Ngao đến từ huyện Đăk Tô. Tất cả đều còn rất trẻ, tuổi đời chỉ từ 18 - 24. Nói về những công nhân chăm chỉ của mình, chị Trần Thị Dung - quản lý Hợp tác xã cho biết: Các bạn trẻ ở đây vừa có nền tảng nông nghiệp từ bé, vừa làm việc rất cần cù, chăm chỉ lại tiếp thu rất nhanh khi được hướng dẫn kỹ thuật. Điều quan trọng hơn, có thể coi các bạn trẻ này là mắt xích quan trọng, bởi những điều học được ở đây đều có thể được các bạn vận dụng vào thực tế để phát triển cho chính địa phương của mình.

Còn quá sớm để nói về những thành công của những thanh niên rời làng đi học cách làm nông nghiệp hữu cơ này, dẫu vậy, không thể phủ nhận tình yêu với đất và khát vọng làm nông nghiệp bền vững đã và đang là động lực để họ nỗ lực nhằm đem đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi hơn ai hết, họ hiểu nông nghiệp bền vững sẽ giúp tạo ra thu nhập ổn định cũng như các giá trị bền vững cho sức khỏe và môi trường.    

Thu Trang

   

Các tin khác

  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • [INFOGRAPHIC] Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
  • Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Vụ rừng bị phá ở huyện Ia H’Drai: Tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật
  • Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
  • Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by