Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh ta đã được kiểm soát, 10/10 huyện, thành phố đều hết dịch. Dẫu vậy, công tác tái đàn lợn sau dịch hiện đang diễn ra rất chậm và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Pờ Ê (huyện Kon Plông) vinh dự và vui mừng đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, trở thành xã đầu tiên của Kon Plông về đích. Đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Pờ Ê.
Dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân tỉnh ta nói chung và của người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum nói riêng. Vì vậy, với vị thế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội của tỉnh, thành phố Kon Tum đề ra nhiều giải pháp khôi phục, thúc đẩy các hoạt động kinh tế- xã hội nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2020, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
4 tháng nay, người dân sinh sống hai bên đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum phải sống trong cảnh ô nhiễm bụi và tiếng ồn vì hàng trăm lượt xe tải chở vật liệu, đất đá qua lại nhưng không phủ bạt chắn.
Xã Đăk Cấm (thành phố Kon Tum) đăng ký về đích xã nông thôn mới trong năm 2020. Đến nay, xã đã đạt được 15/19 tiêu chí. Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới còn lại, xã Đăk Cấm đang huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để sớm được công nhận xã nông thôn mới theo đúng lộ trình.
Hiện nay, thành phố Kon Tum đang thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị, các khu đô thị mới, đẩy mạnh đầu tư phát triển các cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Các dự án này sẽ góp phần giúp thành phố Kon Tum sớm hoàn thành mục tiêu trở thành đô thị loại II trong tương lai. Tuy nhiên, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án còn làm người dân băn khoăn, nhất là ở Dự án tuyến tránh thành phố Kon Tum.
Nguồn thu từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không chỉ giúp bà con huyện Tu Mơ Rông có thêm điều kiện phát triển các mô hình kinh tế mà qua đó còn gắn trách nhiệm để mỗi người dân, cộng đồng gắn bó, góp sức bảo vệ rừng.
Những năm qua, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chính quyền xã Măng Cành phối hợp ngành chức năng của huyện Kon Plông tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân triển khai nhiều mô hình trồng cây dược liệu. Qua đó, một số mô hình bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thiên tai ngày càng gây hậu quả nặng nề, gây thiệt hại về người và của của nhân dân. Vì vậy, Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2020 (diễn ra từ ngày 15-22/5) được triển khai với chủ đề: “Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở” nhằm góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và con người do thiên tai gây ra.
Dù đã được phép hoạt động trở lại, quy định về giãn cách trên phương tiện vận tải hành khách cũng đã được dỡ bỏ nhưng hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn vẫn gặp không ít khó khăn. Vừa chạy, vừa bảo đảm công tác phòng dịch, các đơn vị vận tải đang trong tình thế chấp nhận bù lỗ để giữ khách, giữ tuyến.
Sáng 20/5, Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh tổ chức khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản trị sản xuất - kinh doanh cho 116 học viên là đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, hộ kinh doanh cá thể đến từ các huyện, thành phố đang tham gia chương trình OCOP tỉnh.
Thời tiết diễn biến cực đoan, hạn hán ngày càng khốc liệt đang gia tăng áp lực lên sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc các cấp, các ngành và chính bà con nông dân cần xem việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là một trong những giải pháp căn cơ để giải bài toán thiếu nước, nâng cao hiệu quả sản xuất trong mùa khô hạn.
Nhiều ngày qua, người dân trên địa bàn phường Ngô Mây (thành phố Kon Tum) liên tục phản ánh về việc Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum gây ô nhiễm môi trường.
Xác định khoa học và công nghệ (KH&CN) là đòn bẩy để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, thời gian qua, Sở KH&CN đã đẩy mạnh công tác tham mưu, tổ chức đánh giá nghiệm thu và chuyển giao ứng dụng các đề tài, dự án KHCN áp dụng vào sản xuất và đời sống.
Đẩy mạnh, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học mang tính thực tiễn, phù hợp với thực tế địa phương... là vấn đề luôn được Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ khoa học-công nghệ chú trọng triển khai trong thời gian qua với mong muốn để đề tài, dự án đó đi vào cuộc sống mang lại hiệu quả...
Thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 1/4, nhiều ngân hàng đồng loạt công bố các gói tín dụng lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai) tích cực tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Qua đó, góp phần làm diện mạo nông thôn ở địa phương này có những thay đổi tích cực, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Ngày 15/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Viettinbank) - Chi nhánh tỉnh Kon Tum và UBND huyện Ia H’Drai tổ chức trao tặng 60 con bò sinh sản cho 60 hộ nghèo của 11 thôn trên địa bàn xã Ia Đal (huyện Ia H’Drai).
Sáng 15/5, Hội đồng Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh tổ chức trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020.
Do ảnh hưởng của hạn hán, hơn 1.000 héc ta hoa màu của người dân trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Không những thế hạn hán còn khiến cho hơn 1.400 giếng nước khô cạn, ảnh hưởng đến hơn 2.000 hộ dân trên toàn tỉnh.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.