• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Xã hội

"Bóng cả" của thôn Kon Cheo

16/05/2025 13:18

Trong xây dựng đời sống văn hóa phát triển kinh tế, gìn giữ khối đoàn kết ở thôn, làng, khu dân cư, người cao tuổi, nhất là già làng, luôn đóng vai trò quan trọng. Già làng A Kong ở thôn Kon Cheo, thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) là một người như thế.

Thôn Kon Cheo có 226 hộ với 1.115 khẩu; trong đó, người Xơ Đăng chiếm trên 85%. Nhiều năm trước đây, người dân của thôn Kon Cheo thường canh tác cây lúa, cây mì, chưa biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên đời sống còn nhiều khó khăn. Là người lớn tuổi, có uy tín trong thôn, già làng A Kong trăn trở tìm cách giúp bà con vươn lên trong cuộc sống.

Già làng A Kong thường xuyên thăm hỏi, động viên các hộ gia đình. Ảnh: Đ.V

 

Nghĩ là làm, già A Kong đã bàn với các ban nhân dân thôn, các đoàn thể trong thôn tổ chức họp dân để bàn cách làm ăn, vận động người dân chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. Nghe tổ chức họp thôn để tìm cách phát triển kinh tế, bà con trong thôn đều ưng bụng. Tuy nhiên, vốn quen trồng mì, lúa rẫy, lúa nước mỗi năm 1 vụ nên bà con không nắm được kỹ thuật trồng các cây trồng khác. Già A Kong đã có ý kiến với UBND thị trấn Đăk Tô đề nghị mời kỹ sư nông nghiệp về tận thôn hướng dẫn áp dụng khoa học, kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi.

Nghe cán bộ hướng dẫn, bà con vẫn chưa tự tin nên chưa dám làm theo. Già A Kong xung phong làm trước, đồng thời, động viên người thân quen, bà con trong dòng họ, hàng xóm làm theo. Già còn vận động bà con có đất canh tác gần nguồn nước trồng lúa nước 2 vụ, trồng thêm cà phê, bời lời và một số cây ăn trái quanh vườn nhà. Đối với đất rẫy trồng mì lâu năm kém hiệu quả, ông vận động bà con cải tạo đất trồng cao su, sầu riêng. Sau một thời gian ngắn thấy cây trồng phát triển tốt, lúa nước cho năng suất cao, người dân trong thôn đã làm theo. Hộ gia đình nào khó khăn, già A Kong vận động hộ khá giả hỗ trợ cây giống. 

A Kong thường đến tận nhà từng hộ dân để thăm hỏi, động viên làm ăn. Ảnh: ĐV

 

Những lúc rảnh rỗi, già A Kong đến nhà các hộ dân hướng dẫn bà con biết tranh thủ thời gian lúc nông nhàn để đi làm thuê, tăng thu nhập cho gia đình tùy vào điều kiện, sức lực của mỗi gia đình. Chính vì vậy, đời sống người dân trong thôn từng bước cải thiện đáng kể; nhà cửa được sửa sang, xây mới khang trang. Đến nay, trong thôn Kon Cheo không còn hộ đói giáp hạt, hộ khá giả ngày càng tăng, cùng với sự hỗ trợ tiền từ phía Nhà nước, 8 hộ còn nhà tạm trong thôn đã thêm tiền để xây dựng, sửa sang lại nhà mới.

Không chỉ hướng dẫn cách làm ăn, già làng A Kong còn tích cực chăm lo đời sống tinh thần của bà con. Tại các buổi sinh hoạt thôn, già A Kong thường đưa những vấn đề về xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, cho con em đi học, xây dựng nông thôn mới ra bàn bạc, tuyên truyền, vận động bà con thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Với uy tín và hiểu biết của mình, già làng A Kong luôn là người đứng ra hòa giải những mâu thuẫn, xích mích trong thôn, từ việc thanh niên gây gổ đến mâu thuẫn trong gia đình, mọi người đều tín nhiệm mời già A Kong đến phân xử. Bằng uy tín, kinh nghiệm và tình cảm của mình, già A Kong tham gia hòa giải các vụ việc một cách tốt đẹp, mâu thuẫn được xóa bỏ.

Từng trải qua nhiều vị trí công tác trong thôn như nhân viên y tế, công an viên, trưởng ban công tác Mặt trận, phó trưởng thôn, dù ở vị trí nào già làng A Kong vẫn mong muốn thôn Kon Cheo ngày càng tiến bộ. Người dân trong thôn dường như chẳng khi nào thấy ông nghỉ ngơi, bởi với ông, còn sức khỏe là còn làm việc, còn đóng góp cho thôn, làng. Với những đóng góp tích cực, ông được các cấp, các ngành ghi nhận tặng bằng khen, giấy khen trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. "Già A Kong là "bóng cả" của thôn Kon Cheo này"- bà con tự hào nói như vậy.

Đắc Vinh

 

   

Các tin khác

  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Hội LHPN tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025
  • Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by