Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Kon Plông đã tập trung triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống và nỗ lực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Ngày 9/10, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Kon Tum phối hợp với UBND phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum tổ chức trao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Y Brêng (con liệt sĩ), trú tại thôn PleiTrum - Đăk Choa.
Trong 2 ngày (8-9/10), Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tổ chức Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su năm 2024. Tham gia Hội thi có 74 thí sinh đại diện cho hơn 5.000 công nhân cạo mủ cao su của 10 Nông trường Cao su trực thuộc Công ty.
Chiều 8/10, đại diện Báo Thanh Niên phối hợp cùng UBND xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) trao tận tay số tiền 35,5 triệu đồng của bạn đọc hỗ trợ gia đình chị Lê Thị Kiều (thôn Bình Trung, xã Sa Bình). Trước đó, từ nguồn ủng hộ của bạn đọc, Báo Thanh Niên đã trao 74,7 triệu đồng cho hoàn cảnh này. Như vậy, trong 2 đợt, Báo Thanh Niên đã trao tổng số tiền hơn 110 triệu đồng cho gia đình chị Lê Thị Kiều.
Ngày 8/10, tại xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức tập huấn tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng trong phát triển sinh kế.
Thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Xốp (huyện Đăk Glei) đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành các tiêu chí, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Thực hiện các nội dung của Dự án 1 về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất (thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN), UBND huyện Ngọc Hồi chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp các địa phương của huyện đẩy mạnh triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực.
Chúng tôi đến thôn Tu Nông, xã Măng Bút, huyện Kon Plông để tìm hiểu cuộc sống của người dân nới đây. Trong chuyến đi ấy, chúng tôi gặp bà Y Sen, một người phụ nữ cả đời lam lũ chỉ mong có một mái ấm không dột nát.
Trong xã hội học tập, các hình thức học tập rất đa dạng và phong phú, trong đó, đọc chính là hình thức tự học tập thiết thực, hiệu quả. Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 (từ 1- 7/10/2024) với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” cho thấy ý nghĩa, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa đọc đối với việc thúc đẩy tinh thần, ý thức tự học không ngừng nghỉ trong mỗi người.
Sau gần 1 tháng, kể từ khi khai giảng năm học 2024-2025, công tác dạy và học ở huyện Sa Thầy đã đi vào nề nếp. Ngành GD&ĐT huyện đang nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu năm học 2024-2025 ở mức cao nhất.
Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đăk Glei luôn tích cực hỗ trợ, quan tâm động viên, tạo điều kiện để người khuyết tật (NKT) vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Nhằm nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng xử lý các tình huống trong tác chiến phòng thủ, trong 2 ngày (4 -5/10), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức diễn tập chỉ huy - tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa có 1 đại đội bộ binh thực hành bắn đạn hơi, thuốc nổ với đề mục “Đại đội bộ binh tiến công địch đổ bộ đường không” năm 2024.
Với sự hỗ trợ của Hội LHPN huyện Kon PLông và Vùng dự án Plan tại Kon Tum, tổ hợp tác sản xuất, chế biến sản phẩm từ gạo đỏ Măng Bút được ra mắt và bước đầu sản xuất ra sản phẩm bún gạo đỏ Măng Bút.
Chiều 4/10, Công an thành phố Kon Tum và Công an huyện Xả Mặc Khi Xay (tỉnh Attapư, Lào) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đảm bảo an ninh, trật tự lần thứ nhất, giai đoạn 2024 - 2027.
Sáng 4/10, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh đã đến thăm, tặng quà gia đình đồng chí Ka Ba Tơ - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh.
Từ năm 2019 đến nay, Hội LHTN Việt Nam tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp hội trực thuộc triển khai các nội dung hỗ trợ thanh niên sáng tạo, khởi nghiệp trên từng nhóm đối tượng cụ thể.
Đi cùng với những tiện ích, ứng dụng hiện đại của sự phát triển công nghệ thì có thể nói chưa bao giờ những thông tin giả, thông tin sai sự thật lại nở rộ như hiện nay. Không ít người dù tự nhận khá tỉnh táo, nhưng cũng có những khi vì cảm xúc lấn át đã bị cuốn theo dòng tin giả. Tin giả nhưng hậu quả thật, rất thật. Trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với cá nhân, mỗi người cần tỉnh táo khi chia sẻ các thông tin trên các nền tảng mạng xã hội.
Với tinh thần “Thanh niên Kon Tum Tiên phong – Bản lĩnh – Đoàn kết – Sáng tạo – Phát triển”, tuổi trẻ tỉnh nhà đã phát huy tinh thần xung kích, đi đầu trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động, đóng góp sức trẻ để xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng phát triển bền vững.
Huyện Kon Rẫy hiện có gần 10.200 trẻ em, trong đó 7.617 trẻ em DTTS, 3.343 trẻ em dưới 6 tuổi, 220 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 3.647 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trên 400 em được hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên. Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo môi trường lành mạnh để các em phát triển toàn diện.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.