• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi)

26/05/2019 09:41

Ngày 24/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và sự điều hành nội dung của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum phát biểu. Ảnh: QUOCHOI.VN

 

Tại phiên thảo luận này, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám và 18 đại biểu Quốc hội khác đã phát biểu và 3 đại biểu Quốc hội tham gia tranh luận về phạm vi điều chỉnh, nội dung quản lý thuế, đối tượng áp dụng, nguyên tắc quản lý thuế, xóa nợ thuế, quyền của người nộp thuế; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ngành công an, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra Viện Kiểm sát, Tòa án…

Đại biểu Tô Văn Tám đã phát biểu tham gia 4 ý kiến vào dự án luật này về thẩm quyền xóa nợ; ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế; kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế; cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên…

Theo đại biểu Tô Văn Tám, về ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế quy định ở Điều 50. Tại điểm b khoản 2 quy định, so với số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề quy mô tại địa phương, trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành nghề quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác. Ở đây, vấn đề thực tế đặt ra, trong nước có nhiều địa phương khác nhau thì có những điều kiện, trình độ phát triển khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, mức sống khác nhau, mức sinh hoạt khác nhau, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, thành phố thì phát triển hơn nông thôn, thành phố đô thị lớn khác với miền núi và Tây Nguyên. Nếu so sánh, lấy điểm chung như thế cho một tỉnh Tây Nguyên, miền núi áp với điều kiện của thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là khó. So sánh ở đây nên chăng so sánh với địa phương khác nhưng tương đồng về điều kiện kinh tế. Nếu thống nhất như vậy, đề nghị bổ sung vào là so sánh địa phương khác mà tương đồng về điều kiện kinh tế, như thế sẽ dễ áp dụng. Tức là trong cùng một tương đồng điều kiện kinh tế với nhau thì so sánh dễ thực hiện.

Về kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, Khoản 1 Điều 109 quy định, kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các hồ sơ khai thuế, hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện. Ở đây chữ "còn điều kiện" không rõ, cho nên cần xem lại câu này. Vấn đề đặt ra ở đây là gì, vấn đề nào cần thiết và khi nào cần thiết, ở đây không nêu rõ. Trong trường hợp cần thiết mà không quy định rõ thế nào thì dễ bị tùy tiện. Theo tôi, thanh tra, kiểm tra là một khâu của quá trình quản lý. Trong lãnh đạo của Đảng đề ra chủ trương, đường lối, trong quản lý Nhà nước đề ra chính sách, tổ chức thực hiện pháp luật là khâu thứ hai và khâu thứ ba là kiểm tra, thanh tra. Như vậy, thanh tra, kiểm tra là một khâu của quá trình quản lý. Là một khâu thì có thể làm thường xuyên hoặc định kỳ, không phải khi nào thấy cần thì làm. Do vậy, để tránh tùy tiện, phải quy định khi nào cần thiết, theo tôi nó là một khâu của quá trình quản lý nên bỏ từ "cần thiết" đi và chỉ quy định cần kiểm tra như vậy là đủ. Như vậy, cho kiểm tra nhưng phải quy định điều kiện kiểm tra để tránh lạm dụng kiểm tra.

Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, tại khoản 2 Điều 133 quy định giá trị tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền được ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế. Quy định như vậy để tránh lạm dụng, nhưng chỉ phù hợp trong điều kiện bình thường. Trong thực tế, số tiền quy định trong thuế nhỏ hơn rất nhiều tài sản kê biên, thứ hai là số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế lớn hơn rất nhiều so với tài sản kê biên. Như vậy tài sản có lớn hơn rất nhiều so với tài sản cần kê biên. Ví dụ, kê biên 300 triệu đồng nhưng có tài sản 1 tỷ đồng hoặc 2 tỷ đồng hoặc kê biên 1 tỷ đồng nhưng trong tài sản chỉ có 100 triệu đồng, trong điều kiện không có tài sản nào khác, nếu quy định như vậy thì thuế rất khó cưỡng chế. Đại biểu Tô Văn Tám cho rằng nên quy định theo hướng mở để trong trường hợp tài sản cao hơn hay thấp hơn số tiền phải cưỡng chế thì chúng ta vẫn có thể cưỡng chế được trong trường hợp chúng ta không có tài sản nào khác…

Hồ Nam

 

   

Các tin khác

  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội
  • Thông cáo báo chí Phiên họp thứ Hai của Ủy ban dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương
  • Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương
  • Thông cáo đặc biệt: Tổ chức Lễ tang Đồng chí Trần Đức Lương với nghi thức Lễ Quốc tang
  • Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật, nghị quyết
  • Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
  • Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Khai mạc Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2025
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by