Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang kiểm tra việc triển khai Dự án phục dựng, sửa chữa Di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum
Ngày 27/12, đồng chí Dương Văn Trang- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đi kiểm tra việc triển khai Dự án phục hồi, sửa chữa, xây dựng Di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum, tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông.
|
Cùng đi có đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch; lãnh đạo huyện Tu Mơ Rông.
Khu di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum nằm phía Đông Bắc xã Măng Ri, ở độ cao 1.900m so với mặt nước biển, giữa quần thể núi Ngọc Chao Chang, Ngọc Kô Chi, Ngọc Roong…
|
|
Khu di tích có diện tích khoảng 37.000m2, trong đó diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích Khu I là 10.000m2 (có các hạng mục công trình đã tôn tạo như: Nhà làm việc của đồng chí Bí thư, nhà làm việc của đồng chí Phó Bí thư, nhà bộ đội, nhà hậu cần, hầm trú ẩn, nhà điện đài, hội trường, văn phòng và phòng làm việc của đồng chí Bí thư, nhà ban cơ yếu, Văn phòng Tỉnh ủy, các công trình vệ sinh, đường, nhà bếp); diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích Khu II là 20ha, quy hoạch bảo vệ rừng gắn với khu du lịch sinh thái, diện tích này hiện nay do Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh quản lý.
|
Về hiện trạng các hạng mục đầu tư giai đoạn 1: Chòi nghỉ (3 cái), lớp trát tường bị bong, dộp toàn bộ, mái ngói bị vỡ. Nhà trưng bày + quản lý, lớp trát tường bị bong, dộp nhiều chỗ, lớp sơn tường bên ngoài nhà bị rêu mốc hoàn toàn, tường trong nhà rêu mốc 50%.; trần tôn la phong hư hỏng khoảng 40%, mái ngói bị bể nhiều chỗ, sê nô bị thấm mốc, thiết bị vệ sinh và hệ thống điện hư hỏng hoàn toàn, nhà hiện chưa có thiết bị bàn ghế, giường, tủ sử dụng. Nhà điện đài, mái lợp tranh nhựa, bên trong tấm nhựa bị cành cây khô rớt làm vỡ và hư hỏng nhiều vị trí, tường nhà bị rêu mốc hoàn toàn, nền nhà ẩm mốc và đọng nước, mương thoát nước xung quanh bị vùi lấp hoàn toàn; trong nhà chưa có thiết bị điện, bàn ghế, tủ, giường. Nhà làm việc ban cơ yếu, mái lợp tranh nhựa, bên trong tấm nhựa bị cành cây khô rớt làm vỡ và hư hỏng nhiều vị trí, tường nhà bị rêu mốc hoàn toàn, nền nhà ẩm mốc và đọng nước, mương thoát nước xung quanh bị vùi lấp hoàn toàn. Trong nhà chưa có thiết bị điện, bàn ghế, tủ, giường. Nhà hội trường, mái lợp tranh nhựa, bên trong tấm nhựa bị cành cây khô rớt làm vỡ và hư hỏng nhiều vị trí, tường nhà bị rêu mốc hoàn toàn, nền nhà ẩm mốc và đọng nước, mương thoát nước xung quanh bị vùi lấp hoàn toàn; trong nhà chưa có thiết bị điện, bàn ghế. Nhà làm việc đồng chí Bí thư, mái lợp tranh nhựa, bên trong tấm nhựa bị cành cây khô rớt làm vỡ và hư hỏng nhiều vị trí, tường nhà bị rêu mốc hoàn toàn, nền nhà ẩm mốc và đọng nước, mương thoát nước xung quanh bị vùi lấp hoàn toàn, hầm tránh đạn nhỏ và đã bị vùi lấp. Trong nhà chưa có thiết bị điện, bàn ghế, tủ, giường. Nhà làm việc đồng chí Phó Bí thư, mái lợp tranh nhựa, bên trong tấm nhựa bị cành cây khô rớt làm vỡ và hư hỏng nhiều vị trí, tường nhà bị rêu mốc hoàn toàn, nền nhà ẩm mốc và đọng nước, mương thoát nước xung quanh bị vùi lấp hoàn toàn. Trong nhà chưa có thiết bị điện, bàn ghế, tủ, giường. Nhà bộ đội phục vụ, mái lợp tranh nhựa, bên trong tấm nhựa bị cành cây khô rớt làm vỡ và hư hỏng nhiều vị trí, tường nhà bị rêu mốc hoàn toàn, nền nhà ẩm mốc và đọng nước, mương thoát nước xung quanh bị vùi lấp hoàn toàn. Trong nhà chưa có thiết bị điện, bàn ghế, tủ, giường. Nhà Hội trường Tỉnh ủy, mái lợp tranh nhựa, bên trong tấm nhựa bị cành cây khô rớt làm vỡ và hư hỏng nhiều vị trí, tường nhà bị rêu mốc hoàn toàn, nền nhà ẩm mốc và đọng nước, mương thoát nước xung quanh bị vùi lấp hoàn toàn; trong nhà chưa có thiết bị điện, bàn ghế, tủ, giường. Nhà hậu cần, mái lợp tranh nhựa, bên trong tấm nhựa bị cành cây khô rớt làm vỡ và hư hỏng nhiều vị trí, tường nhà bị rêu mốc hoàn toàn, nền nhà ẩm mốc và đọng nước, mương thoát nước xung quanh bị vùi lấp hoàn toàn. Trong nhà hiện chưa bố trí 2 bếp hoàng cầm; chưa có thiết bị điện, bàn ghế….
Các hạng mục hạng tầng khác: Cổng chính, cổng phụ; sân lễ hội; Nhà tưởng niệm Bác Hồ; cụm tượng đài, nhà bia di tích, bảng chỉ dẫn; sơ đồ tổng thể khu căn cứ; hầm chữ A trong nhà của đồng chí Bí thư; trạm nghỉ dừng chân và sinh hoạt ăn uống (dọc đường vào), trang thiết bị (bàn ghế dọc đường để du khách nghỉ ngơi, thiết bị trong nhà quản lý và các nhà trong khu di tích), đường nội bộ từ miệng hầm đi đến hội trường… chưa được đầu tư. Đường từ ngã ba Tỉnh lộ 672 lên đến khu Căn cứ có chiều dài 3.310m đã được đầu tư từ Km0 – Km2 + 870 xe chạy tới nơi, còn lại điểm cuối tuyến dài 440m hoàn toàn là bậc cấp đứng và cao chỉ phục vụ cho đi bộ. Khu di tích thường xuyên tổ chức hội thảo và gặp mặt các nhân chứng lịch sử, vì vậy cần cần nâng cấp đường xe chạy lên đến nơi…
Sau khi xem xét, rà soát tiếp thu những ý kiến góp ý của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, các sở, ngành và các đồng chí đã từng tham gia thời kỳ kháng chiến tại khu căn cứ, UBND huyện đề xuất cho chủ trương đầu tư với những hạng mục cần thiết nhất, những hạng mục còn lại huyện sẽ cân đối các nguồn vốn của huyện và huy động vốn khác để đầu tư. Các hạng mục xin chủ trương đầu tư, cụ thể: Tháo dỡ toàn bộ các lán hiện trạng đã xuống cấp hư hỏng. Phần làm mới gồm nhà làm việc Tổ cơ yếu (2 nhà); nhà Hành chính – Quản trị; nhà Chánh Văn phòng; nhà ở chị nuôi và y tá; nhà vệ sinh; nhà ăn + bếp Hoàng Cầm; nhà Bí thư; nhà Phó Chánh Văn phòng và cán bộ nghiên cứu; nhà Cận vụ và bảo vệ; nhà Văn thư; nhà Bia di tích; cổng chính; bảng tên đá tự nhiên; hệ thống điện tổng thể; biển chỉ dẫn; sân đường nội bộ… Phần cải tạo gồm cải tạo chòi nghỉ 3 cái; cải tạo nhà trưng bày + quản lý.
Những hạng mục giảm so với đề xuất chủ trương đã trình sẽ dùng ngân sách huyện để đầu tư: Đường giao thông đi vào khu căn cứ; trạm dừng chân; tường rào bao quanh; nhà tưởng niệm; các thiết bị cần thiết khi đưa công trình vào sử dụng mà xét thấy cần thiết đầu tư tiếp; sưu tầm hiện vật và các hạng mục khác. Tổng mức đầu tư sau khi cắt giảm trình chủ trương đầu tư 15.300 triệu đồng.
|
Sau khi kiểm tra thực tế từng hạng mục tại Di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị huyện Tu Mơ Rông và các ngành chức năng trong công tác phục dựng, sửa chữa, xây dựng phải giữ nguyên hiện trạng ban đầu và phục dựng thêm một số chi tiết, hạng mục cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt, công tác, chiến đấu thực tế lúc bấy giờ (như các vật dụng sinh hoạt, thuốc men, ăn uống…); đặc biệt, mái nhà, trụ, cột, tường, gường, bàn ghế… phải sử dụng bằng xi măng, bê tông, nhựa nhân tạo nhưng phải tạo hình dáng, màu sơn giống như cây tre, nứa…thời bấy giờ để bảo quản lâu dài, tránh hư hỏng, mối mọt.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, các ngành chức năng, huyện Tu Mơ Rông nên tham khảo ý kiến các nhân chứng lịch sử, nhân dân để phục dựng, sửa chữa, xây dựng căn bản đúng nguyên trạng. Huyện Tu Mơ Rông và các ngành chức năng phối hợp thu thập các hiện vật liên quan đến hoạt động cách mạng của khu di tích để trưng bày tại nhà bảo tàng trong khuôn viên căn cứ, nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ…
|
Cũng trong chuyến đi, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang còn có buổi làm việc với lãnh đạo của 4 xã nằm trong vùng quy hoạch dược liệu của huyện Tu Mơ Rông: Đăk Na, Tê Xăng, Măng Ri và Văn Xuôi.
Tại buổi làm việc, đồng chí đề nghị huyện Tu Mơ Rông, các xã nói trên cần tuyên truyền, vận động bà con phát triển dược liệu, giữ gìn nguồn gen cây sâm và làm giàu từ sâm Ngọc Linh, vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu; quan tâm lãnh đạo để bà con nhận thức, ý thức giá trị của sâm Ngọc Linh và phát động từng bước trồng sâm Ngọc Linh.
Ngoài cây dược liệu, các xã có thắng cảnh là thác, hồ… cần tuyên truyền vận động bà con trong làng, xã phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn của xã mình; trước mắt làm du lịch trong tỉnh, sau khi có thương hiệu thì thu hút người ngoài tỉnh tới; không nhất thiết phải lập dự án, kêu gọi đầu tư. Huyện, xã làm theo khả năng của mình vận động bà con làm du lịch, dân làng làm du lịch; không trông chờ vào nhà nước, doanh nghiệp; tự phát làm du lịch, sau đó hiệu quả thì hợp tác với doanh nghiệp phát triển lên. Về trồng rừng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị huyện Tu Mơ Rông và các xã chú trọng công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc theo kế hoạch đề ra; đường giao thông liên xã, lên Di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum, khu du lịch 2 bên đường trồng thông – đây là trồng rừng phân tán. Tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ giống cây thông…
|
Cũng trong chuyến đi, đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy còn thăm mô hình vườn ươm bảo tồn gen sâm Ngọc Linh của huyện Tu Mơ Rông tại Di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum; thăm thác đa tầng Tea Rong tại thôn Đăk Chum, xã Tu Mơ Rông và thác Y Hai tại thôn Đăk Dơn, xã Măng Ri.
Dương Đức Nhuận