25 năm qua, giao thông Kon Tum đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Từ thế “ngõ cụt” với con đường duy nhất là Quốc lộ 14 và có đến 90% là đường đất, đến nay, giao thông Kon Tum kết nối đến các vùng miền trong nước và quốc tế. Sự bứt phá đó góp phần quan trọng trong sự phát triển tỉnh nhà trên nhiều phương diện.
Sau 25 năm xây dựng và trưởng thành, diện mạo ngành Công nghiệp của tỉnh đã có những đổi thay rõ nét, phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh
Đi lên từ khó khăn và trên cơ sở những thành tựu đạt được, ngành Nông nghiệp đã tham mưu tỉnh tập trung vào tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, gắn liền với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Măng tây xanh được coi như một dạng thực phẩm chức năng có hàm lượng dinh dưỡng đạm, protit, vitamin cao, lại có giá trị về dược liệu. Với những ưu việt đó, nên giá trị kinh tế của măng tây xanh vượt trội so với các loại rau khác.
25 năm qua, bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng thương mại, tín dụng chính sách của ngành Ngân hàng tỉnh đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chỉ nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum vài ba cây số, chỉ mất năm bảy phút chạy xe, những vùng quê ven thành phố lại có những nét riêng rất độc đáo. Đó là sự thanh bình, yên ả và đặc biệt là vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống…
Theo kết quả kiểm tra mới đây, trên địa bàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, 1 cơ sở không được cấp giấy chứng nhận.
Từ nhiều năm nay, trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), việc thi hành các văn bản pháp luật của nhà nước vào việc xử lý các vấn đề khai thác rừng, phá rừng trái phép… còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến công tác QLBVR ở địa phương.
2 sản phẩm được vinh danh là: sản phẩm cà phê Đăk Hà của Công ty XNK Cà phê Đăk Hà và sản phẩm cà phê bột DakMark của Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng.
Với gần 547.000ha rừng tự nhiên, ở khu vực Tây Nguyên, Kon Tum chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng về diện tích và độ che phủ. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, xem đây là một trong những giải pháp khẩn cấp để cứu rừng, Kon Tum đã nhanh chóng triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng với nhiều giải pháp quyết liệt.
Đợt đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu đô thị phía nam cầu Đăk Bla lần thứ 7 trong năm 2016 được Hội đồng Đấu giá quyền sử dụng đất tỉnh tổ chức chiều 2/8 tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh.
Tạo “quỹ đất sạch” để thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đang được các địa phương trong cả nước áp dụng, cho thấy hiệu quả rõ rệt. Vì vậy, đã đến lúc tỉnh cần ban hành cơ chế, chính sách thống nhất về tạo lập quỹ đất, quản lý và khai thác quỹ đất.
Chiều 27/7, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh họp phiên thường kỳ quý II/2016. Đồng chí Nguyễn Hữu Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì phiên họp.
Ngày 5/5, Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu hồi nợ đọng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đã họp đánh giá tình hình thực hiện thu hồi nợ đọng trong những tháng đầu năm 2016 và bàn giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước.
Ngày 31/3, Sở Công thương phối hợp với Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công thương) tổ chức Hội thảo phổ biến báo cáo tình hình phát triển kinh tế thương mại khu vực Tam giác phát triển CLV và các cơ chế chính sách tạo thuận lợi thương mại cho khu vực này.
Có lẽ, ít có năm nào việc chống hạn cho cây trồng đặt ra một cách bức thiết như năm nay. Sự thịnh nộ của thiên nhiên đặt người dân và các cấp chính quyền phải căng mình trước nhiều nỗi lo chồng chất.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.