Để đất rừng thực sự có chủ, những năm qua, huyện Đăk Glei triển khai việc đất giao, giao rừng cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và cộng đồng sống gần rừng. Ở diện tích được giao, tài nguyên rừng được quản lý bảo vệ tốt hơn, nhưng vẫn còn những bất cập cần được giải quyết.
Đăk Blà (thành phố Kon Tum) là xã vùng ven, quỹ đất để mở rộng sản xuất không còn, việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế để xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được vấn đề này, Đảng ủy, UBND xã tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông nông thôn; rà soát quỹ đất, triển khai các biện pháp giải “bài toán” nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong chăn nuôi bò, việc vỗ béo bò là hình thức chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng lâu nay ít được các địa phương chú trọng. Thấy được vấn đề này, năm nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cho nhiều hộ dân xã Kroong (thành phố Kon Tum) thực hiện mô hình vỗ béo bò theo hình thức kỹ thuật mới. Mô hình phát huy hiệu quả kinh tế và giúp nhiều hộ kiếm thêm thu nhập, nâng cao đời sống.
Ngày 3/11, Sở Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu sau hơn 1 năm triển khai thực hiện theo Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh.
Cát tự nhiên đang dần cạn kiệt, trong khi nhu cầu trong xây dựng ngày càng tăng. Để giải quyết cán cân cung - cầu và bình ổn giá của mặt hàng này, cần xúc tiến ngay việc tìm vật liệu thay thế cát tự nhiên, tránh tình trạng “nước đến chân không kịp nhảy”...
Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch của người dân ngày càng tăng, gia đình anh Nông Văn Hiền (thôn 13, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) đã mạnh dạn xây dựng mô hình chăn nuôi heo bằng các phụ phẩm nông nghiệp, không dùng cám công nghiệp. Bước đầu, chuỗi cung ứng thịt heo sạch khép kín từ khâu chọn giống cho tới giết mổ, tạo ra sản phẩm thịt sạch, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ đã được hình thành.
Liên kết trong chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Mối quan hệ này bước đầu được hình thành, phát triển giữa doanh nghiệp và nông dân trong một số ngành, lĩnh vực sản xuất tại địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững...
Để góp phần đưa các mặt hàng Việt Nam có chất lượng đến tay người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, thời gian qua Sở Công thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn xây dựng một số điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Bước đầu mô hình này đã cho thấy hiệu quả khi hình thành kênh phân phối hàng Việt uy tín và có tác động tích cực đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng...
Vào vụ thu hoạch, người trồng mỳ trên địa bàn huyện Sa Thầy lại thấp thỏm lo âu trước tình trạng các nhà máy thu mua mỳ trừ tạp chất (bằng cảm quan) quá cao.
Thời gian qua, giá cả một số loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép và cát liên tục biến động. Điều này đã có tác động không nhỏ tới chi phí xây dựng các công trình khiến nhiều hộ dân, doanh nghiệp xây dựng gặp không ít khó khăn.
Ngày 30/10, UBND tỉnh ban hành hành văn bản 2915/UBND-KGVX thống nhất cho UBND huyện Tu Mơ Rông sử dụng tên địa danh “Tu Mơ Rông” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm, hàng hóa theo quy định hiện hành.
Năm 2018, xã Đăk Môn được lựa chọn là xã đầu tiên “về đích” trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện Đăk Glei. Đến nay, qua rà soát xã đã đạt được 12/19 tiêu chí và đang nỗ lực tháo gỡ những khó khăn để có thể “về đích” đúng lộ trình.
Trong gần 1.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc ở khu vực Tây Nguyên, thì riêng địa bàn tỉnh Kon Tum có tới 853 loài mà nổi bật nhất là sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm, lan kim tuyến, ngũ vị tử… Tỉnh Kon Tum xác định phát triển cây dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đưa Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm của khu vực và cả nước.
Mặc dù lâm phần trải rộng trên địa bàn các xã Đăk Psi, Đăk Ui, Ngọc Réo, Ngọc Wang (Đăk Hà), Ngọc Yêu (Tu Mơ Rông), Đăk Kôi, Đăk Tờ Re (Kon Rẫy), Đăk Tăng (Kon Plông), nhưng bằng việc tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà ngày càng quản lý bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng.
Cùng với cả nước thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, các ngành, các địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng nông thôn mới đi vào thực chất, nhất là sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương.
Triển khai Đề án trồng cà phê xứ lạnh của tỉnh, huyện Đăk Glei có 6 xã được hỗ trợ gồm: Đăk Man, Đăk Blô, Đăk Choong, Xốp, Mường Hoong, Ngọc Linh. Sau 4 năm triển khai thực hiện (2014-2017), cây cà phê xứ lạnh được đánh giá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân nơi đây, một số diện tích đã cho thu hoạch đạt năng suất khá cao.
Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010. Theo đó, Nhà nước chủ trương khuyến khích ngành Nông nghiệp tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Nằm ở vị trí “vàng” tại ngã ba Đông Dương, có cửa khẩu quốc tế với Lào, Campuchia, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y nằm trong đề án chiến lược “Ba quốc gia - một điểm đến” và cũng là trung tâm trong tam giác phát triển của ba nước Đông Dương. Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y được kỳ vọng là điểm nhấn trong chiến lược liên kết phát triển giữa các nước ASEAN với tiểu vùng sông Mekong.
Phát triển vật liệu xây không nung, chấm dứt sản xuất gạch xây đất sét nung bằng lò thủ công là một chủ trương đúng đắn của tỉnh nhằm mục tiêu phục vụ phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế triển khai lại đang gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp mang tính đột phá trong thời gian tới...
Ngày 27/10, Trung tâm Khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Tây Nguyên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa chất lượng cao LH12 tại xã Đăk La, huyện Đăk Hà.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.