• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Đất & Người Kon Tum

Đưa thanh âm đại ngàn đi xa

04/09/2023 13:17

Bà con làng Đăk Rip 2, xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) thân mật gọi A Ngụ (37 tuổi) là “nghệ nhân” vì với tài năng cùng sự khéo léo của đôi tay, anh đã chế tác ra nhiều đàn t’rưng, ting ning, klông pút, từ đó góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Xơ Đăng.

Hơn 13 giờ, A Ngụ mới ăn cơm xong và uống vội ngụm nước. Bởi nhiều ngày qua, anh tất bật hoàn thiện đơn hàng “khủng” nhất từ trước tới giờ. Không phải chỉ 1, 2 chiếc đàn như mọi lần mà 13 chiếc đàn t’rưng với đủ kích cỡ lớn, nhỏ, anh phải làm trong một thời gian ngắn.

Anh A Ngụ tâm sự: Ngày xưa, làm đàn chỉ phục vụ đời sống văn hóa thường ngày, để thỏa niềm đam mê nhạc cụ dân tộc, còn bây giờ trở thành nghề mưu sinh của gia đình. Để có thể đưa được các sản phẩm đàn do chính tay làm ra, buộc tôi phải cải thiện về mẫu mã rất nhiều so với những chiếc đàn ngày xưa làm.

Anh A Ngụ biểu diễn đàn t’rưng. Ảnh: V.T

 

“May mắn sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống đam mê văn hóa nghệ thuật, nhiều người thân là nghệ nhân, như cha và anh cả, tham gia biểu diễn cồng chiêng và biết chế tác nhạc cụ nên khi còn đi học, mình thường thể hiện tài năng văn nghệ như  hát và chơi nhạc cụ”- A Ngụ chia sẻ.

A Ngụ nhớ lại vào ngày đó, mỗi lúc tan học, anh thường lẽo đẽo theo cha và anh cả lên rẫy, vào rừng chặt tre, lội suối bắt cá. Tối đến bên bếp lửa đỏ rực giữa nhà, anh thường ngồi xem cha và anh cả miệt mài bên từng ống nứa để tạo ra từng bộ phận của chiếc đàn t’rưng.

Rồi những ống nứa dài, ngắn được ba và anh cả gọt dũa cẩn thận xếp hàng từ cao xuống thấp, được cố định bởi sợi dây mây dẻo dai, hình hài chiếc đàn dần hiện ra. Cha và anh cả dùng đôi tai thính của mình để thẩm âm từng ống nứa, tỉ mỉ điều chỉnh cho đến khi thanh âm phát ra ưng bụng nhất mới thôi. Những thanh nứa vô tri vô giác, nhưng qua đôi tay của cha và anh cả bỗng trở nên có “hồn”, khiến chúng biết nói, nhảy múa trong tâm hồn anh.

Chăm chú ngồi xem cha với anh cả chế tác và chơi đàn, những thanh âm chiếc đàn vang lên như thôi thúc đôi tay non nớt của A Ngụ. Anh rón rén cầm chiếc dùi nhỏ gõ vào những ống đàn, thanh âm vang lên trong trẻo khiến A Ngụ có cảm giác lâng lâng khó tả.

Anh A Ngụ (phải) chế tạo đàn t'rưng. Ảnh: V.T

 

Nhìn cây đàn mà cha và anh mình vừa hoàn thiện, A Ngụ ngắm nghía thật kỹ từng bộ phận, chi tiết trên chiếc đàn rồi quyết tâm tự tay mình chế tạo ra một chiếc t’rưng riêng. Anh nhặt những ống nứa còn sót lại, dùng con rựa sắc lẹm của cha mình rồi tập tành ngồi gọt dũa.

Thoạt nhìn thì tưởng dễ, nhưng đến khi bắt tay vào chế tác đàn t’rưng, A Ngụ mới thấy khó vô cùng vì thiếu kinh nghiệm. Anh cũng trau chuốt, gọt dũa những ống nứa, nhưng chiếc đàn đầu tiên do tay mình làm khi gõ vào không phát ra thanh âm như chiếc đàn của cha và anh cả làm.

Vò đầu, không thể tự giải đáp các thắc mắc, A Ngụ “cầu cứu” anh cả. Thấy cậu em mình hỏi về đàn, người anh rất vui nhưng không kém phần lo lắng. Anh cả vui vì A Ngụ cũng có “máu” mê nghệ thuật như người thân trong gia đình, nhưng lo vì A Ngụ còn quá hậu đậu, đôi tay chưa đủ khéo léo, sức mạnh để gọt dũa từng lóng nứa như ý muốn.

Trước sự năn nỉ nhiệt tình của A Ngụ, người anh cả đành mềm lòng hướng dẫn, tận tình chỉ em trai cách làm ống đàn phát ra âm thanh chuẩn nhất. Những âm có âm độ cao là những lóng ngắn, đặt gần với người đánh và thường được chọn từ những cây nứa già tuổi. Những ống đàn âm độ thấp là những lóng nứa dài, được đặt xa người đánh hơn.

Ống đàn t’rưng như dây đàn của ting ning, guitar, là bộ phận quan trọng để phát ra âm thanh. Mỗi ống đàn gồm hai phần là ống hơi và thanh cộng hưởng. Giữa 2 phần này có mối quan hệ mật thiết để tạo nên cao độ chuẩn và âm thanh vang. Cấu tạo của đàn gồm các ống nứa được liên kết với nhau bằng những sợi dây nhỏ, bền, chắc. Muốn điều chính âm thanh của từng ống, nghệ nhân làm đàn phải tỉ mỉ gọt dũa phần miệng ống từng chút một, sau đó tự thẩm âm và cảm nhận.

Anh A Ngụ làm chân cho chiếc đàn t’rưng. Ảnh: V.T

 

Ngày ấy tuy còn bé, nhưng khi nghe, nhìn anh cả hướng dẫn, A Ngụ nhanh chóng tiếp thu và ghi nhớ. Sau đó, A Ngụ như được tiếp thêm động lực, trau dồi thêm khối kiến thức về cách làm đàn. Đến năm học lớp 7, A Ngụ đã tự làm cho mình chiếc đàn t’rưng ưng ý. Tại các buổi văn nghệ tại lớp, tại trường, A Ngụ không ngần ngại mang chiếc đàn do mình chế tác để biểu diễn cho các bạn, thầy cô cùng xem. Những ánh mắt ngưỡng mộ được dành cho A Ngụ. A Ngụ trở thành “nghệ sĩ” nhí trong làng, trong trường.

Học hết lớp 9, điều kiện kinh tế gia đình không cho phép, A Ngụ đành ở nhà phụ cha mẹ làm rẫy vườn, đồng thời nuôi dưỡng niềm đam mê văn nghệ của mình. A Ngụ tham gia đoàn văn nghệ của xã, cùng các thành viên trong gia đình đi biểu diễn văn nghệ tại những chương trình, cuộc thi, hội thi trong và ngoài tỉnh.

Cùng với đó, A Ngụ cũng không ngừng chế tác nhạc cụ truyền thống dân tộc để mang đi biểu diễn. Những năm gần đây, khi tài năng làm nhạc cụ của A Ngụ được nhiều người biết đến, những nghệ sĩ, người sưu tầm nhạc cụ truyền thống của các DTTS đã không ngại lặn lội đường xa đến tìm anh để đặt làm và mua.

Để sản phẩm đàn của mình ngày càng bắt mắt và thu hút nhiều người quan tâm, trong những năm gần đây, anh A Ngụ không ngừng cải tiến. Những chiếc đàn t’rưng được bổ sung thêm phần chân để người đánh thuận tiện hơn khi chơi đàn. Có nhiều vị khách khó tính hoặc thích những điều mới mẻ thường yêu cầu A Ngụ làm theo ý khách. A Ngụ không phàn nàn, nề hà mà sẵn lòng chế tác. Bởi với anh, khách tìm đến anh đặt mua đàn là niềm vui lớn, là cơ hội để đưa thanh âm nơi đại ngàn vang xa đến nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Anh A Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Na cho biết: Tuy trẻ tuổi nhưng A Ngụ có niềm đam mê với nghệ thuật, nhạc cụ truyền thống dân tộc. Hiện tại, A Ngụ đang có thu nhập rất ổn từ việc chế tác nhạc cụ dân tộc, đây là tín hiệu đáng mừng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Xơ Đăng trên địa bàn. Trong thời gian tới, xã sẽ phát triển du lịch cộng đồng, kết nối với A Ngụ trong chế tạo và biểu diễn nhạc cụ cho khách du lịch. Cùng với đó, xã sẽ mời A Ngụ đến truyền dạy kỹ năng làm nhạc cụ tại các lớp học do xã phối hợp mở trên địa bàn.

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử
  • Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng
  • Tâm huyết giữ nghề truyền thống
  • Giữ hồn thiêng nơi đại ngàn
  • A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng
  • Người Mường tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by