• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Nét đẹp đời thường

Người phụ nữ tiên phong phát triển thương hiệu măng khô

25/10/2022 13:06

Chị Y Mó (sinh năm 1981) người Ca Dong (một nhánh dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Vắc Y Nhông (xã Đăk Ring, huyện Kon Plông) là người làm măng khô đầu tiên và có kinh nghiệm nhất ở thôn. Nhờ có chị, sản phẩm măng khô của thôn được nhiều người biết đến.

Ngồi bên trong căn nhà nhỏ nằm ở giữa thôn Vắc Y Nhông, chị Y Mó cặm cụi xếp những miếng măng nứa đã phơi khô bỏ vào bì ni lông để bán cho khách. Chị Y Mó là người đầu tiên làm măng khô ở thôn Vắc Y Nhông và đến nay, chị làm măng khô đã được hơn 10 năm.

Theo chị Y Mó, mùa thu hoạch măng nứa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Dịp này, chị cùng bà con trong thôn đều vào rừng bẻ măng đem về phơi khô. Việc này không mất nhiều công sức nhưng lại có nguồn thu nhập cũng tương đối ổn định.

Chị Y Mó phơi măng. Ảnh: Đ.T

 

Chị Y Mó cho biết, trước đây (thời điểm chị Y Mó còn nhỏ tuổi), người dân trong thôn Vắc Y Nhông chỉ lấy măng nứa ngâm cùng với ớt trong nước muối để dành, ăn dần qua mùa mưa lạnh đến tận tháng 5 năm sau. Đến khi trưởng thành và lập gia đình, chị tìm hiểu, biết được ngoài ngâm nước muối, măng nứa còn có thể luộc sau đó đem phơi khô để thời gian bảo quản được lâu và chế biến được nhiều món ăn hơn. Từ đó, chị bắt đầu làm măng khô để làm thực phẩm dự trữ và bán kiếm thêm thu nhập.

Thời gian đầu làm măng khô, do chưa có kinh nghiệm nên sản phẩm măng của chị Y Mó làm ra không được giòn, ngon và thơm; bên cạnh đó, việc bảo quản không đúng nên măng dễ bị mốc và hư. Trải qua nhiều lần làm măng khô không thành công, chị Y Mó rút ra kinh nghiệm, chỉ lấy những đoạn măng non để làm măng khô, phơi măng dưới trời nắng ít nhất 3 ngày và sau khi phơi xong bỏ vào bì ni lông cột kín, cất giữ ở nơi thoáng mát.

Năm nay, măng nứa được mùa nên gia đình chị Y Mó thu hoạch và làm được hơn 120kg măng khô. Ảnh: ĐT

 

Chị Y Mó chia sẻ, làm măng khô vất vả nhất là lúc đi lên rừng bẻ măng. Vào mùa thu hoạch măng, mỗi ngày, chị và chồng lên rừng bẻ măng từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều mới về. Măng mọc ở những sườn núi có độ dốc cao, đi lại khó khăn nên mỗi ngày, vợ chồng chị chỉ cõng được 2 gùi măng mang về.

“18kg măng tươi phơi được 1kg măng khô nên trung bình mỗi tháng, chúng tôi chỉ thu hoạch và làm được khoảng 40kg măng khô”. Chị Y Mó cho hay.

Năm nay, măng nứa được mùa nên gia đình chị Y Mó thu hoạch, làm và bán được hơn 80kg măng khô cho thương lái. Hiện tại, gia đình chị còn hơn 40kg măng khô đang bày bán ở sạp hàng trước hiên nhà.

“Măng tươi tôi bán với giá 10.000 đồng/kg, còn măng khô bán với giá 200.000 đồng/kg. Ngoài bán sỉ số lượng nhiều tôi còn đóng gói măng khô vào trong các bì ni lông 0,5kg và 1kg để bán lẻ cho khách”, chị Y Mó nói.

“Hiện nay, măng khô được người dân trong thôn Vắc Y Nhông sử dụng rộng rãi để chế biến món ăn trong bữa cơm hằng ngày của gia đình cũng như trong các hoạt động truyền thống của cộng đồng thôn. Tôi và các chị em trong thôn hay cùng đi rừng và giúp đỡ nhau trong lúc thu hoạch măng. Mọi người cũng tự dặn nhau phải bảo vệ rừng, bảo vệ cây nứa thật tốt để có nguồn măng thu hoạch hằng năm”, chị Y Mó cho biết.

Đảng ủy-UBND xã Đăk Ring hỗ trợ phụ nữ thôn Vắc Y Nhông thiết kế bao bì và quảng bá sản phẩm măng khô. Ảnh: ĐT

 

Chị Y Hành- Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Ring đánh giá, chị Y Mó là hội viên phụ nữ tiêu biểu của Chi hội phụ nữ thôn Vắc Y Nhông. Chị luôn chịu khó và cần cù trong lao động sản xuất. Qua sự chia sẻ của chị Y Mó, nhiều hội viên phụ nữ khác trong thôn, như chị Y Lên, Y Hảo, Y Phên đã học tập và làm măng khô theo, từ đó có thêm nguồn thực phẩm dự trữ và có sản phẩm để bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Để giúp cho thương hiệu măng khô của địa phương vươn xa, UBND xã đã hỗ trợ các chị em hội viên phụ nữ thôn Vắc Y Nhông thiết kế bao bì và quảng bá sản phẩm măng khô, hướng tới mục tiêu xây dựng sản phẩm OCOP của xã trong thời gian đến.

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by