• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Nét đẹp đời thường

Cán bộ mặt trận tiêu biểu ở Ia Dom

22/09/2022 06:02

Nhiều người dân ở xã Ia Dom (huyện Ia Rai) khen ông Lữ Văn Luận (dân tộc Thái) – Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn 1 là cán bộ tận tụy, hết lòng với việc chung.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Lữ Văn Luận khi ông vừa trên rẫy về trong bộ đồ lấm lem bùn đất. Sau cái bắt tay thật chặt, ông Luận mời chúng tôi vào nhà và kể lại câu chuyện gắn bó nơi vùng biên đầy nắng gió này.

Năm 2013, ông rời huyện Phú Thiện (Gia Lai) đến Ia H’Drai theo diện công nhân cao su. Ngày đấy, chính vì cái nghèo, cái khó cứ đeo bám mãi buộc ông phải đến vùng đất mới với hy vọng khởi sắc hơn.

Huyện Ia H’Drai, nơi ông Luận gửi gắm bao niềm tin, sẽ cùng gia đình sinh sống ổn định nơi đất khách. Những năm đầu đến sinh sống, ông Luận chăm chỉ làm ăn, giúp đỡ hàng xóm cùng nhau vươn lên. Thấy ông tận tuỵ, gần gũi với người dân trong thôn, làm công tác dân vận rất tốt nên lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam xã cùng người dân tín nhiệm bầu ông làm Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn 1 vào năm 2016.

“Khi mới làm công tác mặt trận, tôi áp lực lắm. Vì trước giờ chỉ nghĩ làm sao để bản thân thoát nghèo còn chưa xong mà giờ đây phải suy nghĩ, trăn trở làm sao để giúp bà con cùng thoát nghèo. Ngày đó, cả thôn có 98 hộ, nhưng phải có hơn 90 hộ nghèo, chiếm 95%, bởi bà con nơi đây đều là dân nhập cư, làm kinh tế mới nên không có của ăn, của để, chỉ có đôi tay cần mẫn lao động” – ông Luận tâm sự.

Ông Luận cho biết, người dân đến Ia Dom ngày ấy đều là công nhân cao su, có lương ổn định nên đó cũng là thế mạnh. Chính vì thế, ông Luận không ngừng tuyên truyền người dân phải tiết kiệm, tích luỹ dần, chi tiêu hợp lý, hạn chế về quê thăm nhà, không mua sắm những thứ mình thích mà chỉ mua những thứ thiết thực với gia đình, con cái, để có vốn rồi mới tìm ra nhiều phương án đầu tư, kinh doanh khác.

Cùng với đó, ông vận động bà con tận dụng tối đa nguồn đất mà các gia đình khai hoang trước đây, những chỗ xấu, đất dốc thì trồng cây rừng, chỗ thuận lợi thì trồng cây điều, còn những chỗ có nguồn nước thì trồng lúa. Còn ở khuôn viên đất xung quanh nhà, ông Luận vận động bà con rào lại, khoanh vùng trồng rau, nuôi gà, vịt, heo để cải thiện bữa ăn, tăng thêm thu nhập.

Những hộ neo người, ít lao động, ông sẽ vận động các thanh niên trong thôn đến tận nhà giúp đỡ. Còn những hộ đang gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống ông luôn sẵn sàng lắng nghe họ bày tỏ tâm sự, nguyện vọng, rồi làm cầu nối đến cấp trên để tìm câu trả lời, giải đáp cho người dân.

Chính sự nhiệt tình, gần dân, năm 2020, ông được làm bí thư chi bộ thôn, thời điểm này cũng là lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Thêm chức vụ đồng nghĩa với trách nhiệm nhân đôi, ông Luận lúc này như “đầu tàu” trong thôn về việc ngăn chặn dịch bệnh.

Ông Luận là tấm gương phát triển kinh tế cho người dân học theo. Ảnh: V.T

 

Với phương châm “gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, ông Luận phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ tình hình ra vào của công dân trong và ngoài địa phương, tuyên truyền người dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh gây ra và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Song song với việc phòng ngừa dịch bệnh, ông Luận vận động người dân vẫn tiếp tục phát triển kinh tế để thoát nghèo. Bản thân cũng làm gương, ngoài thời gian lo việc nước, ông đều tập trung cho rẫy vườn. Hiện tại, ngoài thu nhập từ công nhân cao su, gia đình ông còn có nguồn thu từ 1ha điều, 2 sào lúa, 2 sào ao nuôi cá. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Tuấn Toàn – Bí thư Đảng ủy xã Ia Dom cho biết: Ông Luận là một cán bộ gương mẫu, tận tuỵ, gần gũi với bà con. Ông luôn tìm cách để giúp bà con cùng nhau vươn lên. Những đóng góp của ông đã giúp thôn 1 từ 95% hộ nghèo vào 2016, đến nay còn gần 25% hộ nghèo. Và trong thời gian tới, Đảng ủy, chính quyền xã cùng cán bộ thôn sẽ tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện để bà con thoát nghèo. Về làm kinh tế, ông Luận là tấm gương cho bà con noi theo về những cách làm, mô hình, mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập.     

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by